THUỐC XỔ KÝ SINH TRÙNG CHO TÔM, 7 HỢP CHẤT DIỆT KÝ SINH TRÙNG THỦY SẢN

THUỐC XỔ KÝ SINH TRÙNG CHO TÔM, 7 HỢP CHẤT DIỆT KÝ SINH TRÙNG THỦY SẢN
Chia sẻ:

Ký sinh trùng trong ao nuôi thủy sản

Ký sinh trùng là sinh vật ký sinh trên sinh vật khác lấy chất dinh dưỡng của sinh vật đó làm thức ăn đồng thời gây hại cho sinh vật đó. Qua thực tế sản xuất có định nghĩa khác: Hiện tượng ký sinh là mối quan hệ phức tạp giữa 2 cơ thể.

Trong đó một sinh vật tạm thời hay thường xuyên cư trú ở trong hay ở trên cơ thể một sinh vật khác lấy tổ chức cơ và dịch thể của sinh vật ấy làm thức ăn cho mình đồng thời gây hại cho sinh vật đó. 

  • Với ý nghĩa này làm sáng tỏ 3 mối quan hệ: Quan hệ chỗ ở, Quan hệ dinh dưỡng, Quan hệ gây hại. 
  • Động vật sống ký sinh gọi là ký sinh trùng. 
  • Sinh vật bị sinh vật khác gây tác hại gọi là ký chủ. 

Ký chủ không những là nguồn cung cấp thức ăn cho ký sinh trùng mà còn là nơi cư trú tạm thời hay vĩnh cửu của nó. Các loại biểu hiện sự hoạt động của ký sinh trùng và mối quan hệ qua lại giữa ký sinh trùng với ký chủ gọi là hiện tượng ký sinh. Khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống các hiện tượng ký sinh gọi là ký sinh trùng học.

9 cách phòng ngừa tôm, cá bị ký sinh trùng và thuốc diệt ký sinh trùng hiệu quả

  1. Cải tạo triệt để, đúng quy trình kỹ thuật; Sử dụng nguồn nước đã được xử lý mầm bệnh để nuôi tôm.
  2. Thả giống với mật độ vừa phải.
  3. Hạn chế các sinh vật trung gian (cua, còng, giáp xác…).
  4. Thức ăn cho ăn bị dính trên thành bạt, cầu nhá, máy quạt.. lâu ngày bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn rơi xuống tôm ăn phải bệnh lây lan vì vậy cần vệ sinh kỹ các thiết bị ở ao nuôi tôm, cá.
  5. Khi tôm được 45 ngày tuổi có thể cho nhịn ăn 1-2 cữ 1 tuần để làm sạch lại môi trường nước.
  6. Diệt ký sinh trùng bằng thuốc và hóa chất.

Diệt ký sinh trùng trong ao nuôi bằng thuốc diệt ký sinh trùng Praziquantel

  • Praziquantel là thuốc trị sán, là dẫn xuất pyrazino – isoquinolonei. Thuốc Praziquantel được sán hấp thu nhanh, tăng tính thẩm thấu của màng tế bào, dẫn tới mất calci nội bào, làm co cứng và liệt hệ cơ của sán nhanh chóng, đồng thời da của sán trưởng thành xuất hiện các mụn nước rồi sau đó bị vỡ tung và phân hủy.
  • Praziquantel có hoạt phổ kháng rộng, bao gồm các loại sán lá, sán máng và sán dây. Thuốc có tác dụng trên cả ấu trùng và sán trửơng thành.
  • Cơ chế tác dụng của Praziquantel: thuốc có tác dụng làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào ở sán dẫn đến mất Ca ++ nội bào làm co cứng và liệt cơ. Ngoài ra thuốc còn tạo ra các không bào trên da sán sau đó vỡ ra phân hủy làm sán bị tiêu diệt.(5)

Diệt ký sinh trùng trong nuôi trồng thủy sản bằng Mebendazole

Dược lực:

  • Mebendazole là dẫn xuất benzimidazol, ít tan trong nước và dung môi hữu cơ. Không hút ẩm, ổn định ở không khí.
  • Mebendazole cản trở sự tạo thành vi ống tế bào ở ruột giun bằng cách kết hợp đặc hiệu vào vi ống và gây ra các thay đổi thoái hoá siêu cấu trúc ở ruột giun. Kết quả, sự sử dụng glucose và chức năng tiêu hóa của giun bị rối loạn đến một mức độ mà quá trình tự phân giải xảy ra.

Dược động học:

  • Thuốc ít hấp thu qua ống tiêu hóa, sinh khả dụng qua đường uống dưới 20%. Sự hấp thu sẽ tăng lên khi uống mebendazol cùng với thức ăn có chất béo. Sau khi uống 4 giờ, thuốc đạt được nồng độ tối đa trong máu.
  • Khoảng 95% thuốc gắn với protein huyết tương.
  • Chuyển hóa chủ yếu ở gan thành các chất hydroxy và amino hóa mất hoạt tính.
  • Tác dụng:
  • Thuốc có phổ chống giun rộng, tác dụng trên nhiều loại giun như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim. Liều cao có tác dụng trên cả nang sán, trùng roi Giardia lambia.
  • Mebendazol làm thoái hóa vi cấu trúc hình ống trong bào chất của các KST và ức chế hấp thu glucose ở giai đoạn trưởng thành của giun sán ký sinh ở ruột non và ấu trùng của chúng ở mô, làm giảm tích lũy glucogen.
  • Kết quả làm giảm ATP cần thiết cho sự sống và sinh trưởng của giun sán. Từ đó làm chết các ký sinh trùng.
  • Mebendazol không làm ảnh hưởng đến glucose trong huyết thanh người.
  • Hiệu quả điều trị: với giun đũa, giun kim, giun tóc là 90-100%, với giun móc khoảng 70%.(4)

Diệt ký sinh trùng trong ao bằng hóa chất CuSO4

  • Hiệu ứng này xuất phát từ những ion kim loại thể hiện tính độc đối với các tế bào sống như tảo, nấm mốc, bào tử, vi sinh vật và virus…Hiệu ứng đặc biệt đó gọi là "Oligodynamiccác ion kim loại làm biến tính protein của tế bào bằng cách gắn vào chúng một số nhóm chức làm chúng kết tủa và ngừng hoạt động”.Ngoài ra các ion đồng còn được cho là rút nước ra khỏi các vi khuẩn có hại.

Diệt ký sinh trùng trong ao nuôi bằng hóa chất Glutaldehyt

  • Phản ứng tạo liên kết chéo bao gồm sự tạo thành peptit với một amino axit nào đó tùy thuộc vào cơ thể có liên quan, ơ các vi khuẩn Gram âm như Escherichia co lì sự liên kết chéo xảy ra giữa DAP (axit điaminopimelic) trên một peptit với D- alanin trền peptit bên cạnh.

Cơ chế diệt ký sinh trùng của Glutaraldehyde

 

Diệt ký sinh trùng bằng hóa chất BKC

  • Hợp chất BKC có hoạt tính tác động rất nhanh và thời gian hoạt động của hoạt chất mang tính vừa phải. Benzalkonium Chloride có thể được gọi với các tên gọi khác nhau: BKC, BAC… nhưng ở Việt Nam, BKC là tên gọi phổ biến.

Cơ chế gây độc của BKC:

  • Cơ chế chính xác của BKC lên sinh vật hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Tuy nhiên, cơ chế được biết đến là sự ngăn chặn hoạt tính của một số enzyme trong tế bào. Cơ chế gây độc của BKC là sự xâm nhập của nhóm lipophilic alkyl vào trong màng tế bào, làm thay đổi tầng kép của phân tử phospholipid, dẫn đễn sự suy yếu của màng tế bào và phá hủy màng tế bào làm ngưng trệ quá trình điều khiển của các enzyme điều tiết quá trình hô hấp và trao đổi chất của tế bào.
  • Hoạt tính của BKC ít bị ảnh hưởng bởi pH của môi trường ao nuôi, hoạt tính sẽ gia tăng khi thời gian tiếp xúc của hợp chất lên sinh vật lâu hơn cũng như nhiệt độ và pH tăng nhưng nước trong ao có độ cứng và độ đục cao sẽ làm giảm tác dụng của BKC. Hoạt tính hóa học của BKC sẽ bị giảm hoặc mất đi tác dụng khi sử dụng chung với các hợp chất hữu cơ như xà phòng, các hợp chất tẩy rữa bề mặt tích điện âm như sodium laurilsulfate hay sodium dodecyl sulfate (SDS), sodium lauryl ether sulfate (SLES)

Công dụng của BKC:

  • BKC được sử dụng rộng rãi trong trại giống, ao nuôi nhằm khử trùng ấu trùng, bể, ao và các vật dụng khác. Hiện nay chưa có bằng chứng chứng minh BKC có sự tích lũy sinh học hoặc tồn lưu trong môi trường. Việc sử dụng BKC trong việc khử trùng được cho là an toàn đối với tôm cá nuôi và môi trường. Việc kết hợp BKC và Formalin cũng cho kết quả cao trong việc khử trùng. BKC có chức năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, protozoa và một số loại virút. Nhóm vi khuẩn gram dương (+) thường nhạy cảm đối với BKC hơn là nhóm vi khuẩn gram âm (-).
  • Ngoài ra BKC có tác dụng khống chế sự phát triển của tảo trong môi trường ao nuôi . Tuy nhiên, khả năng diệt tảo của BKC phụ thuộc vào độ dầy vách tế bào của tảo. Nhóm tảo không có vách tế bào thường nhạy cảm với BKC. BKC cũng được sử dụng để khống chế hiệu quả các bệnh về vi khuẩn trong ao nuôi gây ra bởi các nhóm vi khuẩn Edwardsiella, Vibrio, Staphylococcus, và Aeromonas. Ngoài ra,việc sử dụng BKC ở liều lượng thấp cũng có khả năng kích thích tôm lột xác.(2)

Diệt ký sinh trùng bằng hóa chất Iodine

  • Chất khử khuẩn thuộc nhóm iodophor được sử dụng rộng rãi nhất trong các cơ sở y tế là povidone-iodin (kết hợp giữa ponivinylpyroiodin và iod). Chất này có ưu điểm là duy trì được hiệu quả diệt khuẩn của iod nhưng khác với iod là chúng không để lại màu sau khi sử dụng và ít gây kích ứng da hơn iod.
  • Hoạt tính diệt khuẩn của iodophor được thực hiện nhờ giải phóng cấc phân tử iode dạng tự do. Các hợp chất iodiphor khi được pha loãng có hiệu quả diệt khuẩn mạnh hơn so với hợp chất ban đầu. Điều này do các mối liên kết iodin trong chuỗi polimer bị suy yếu khi pha loãng dung dịch iodophor, vì thế làm tăng lượng iod tự do, dẫn đến tăng hiệu quả diệt khuẩn của dung dịch
  • PVP-I là một dạng sản phẩm khử trùng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay các vi sinh vật gây nhiễm trùng khác bằng cách phá hủy các nguyên sinh chất. Hợp chất iodophor có khả năng xâm nhập rất nhanh vào vách tế bào của vi sinh vật, phá vỡ cấu trúc protein và acid nucleic của vi sinh vật..(6)

 

Diệt ký sinh trùng bằng các hợp chất chứa Chlorine

  • Thông thường các hợp chất khử trùng có chứa nguyên tố chlorine (Cl) được sử dụng để khử trùng nguồn nước đầu vụ nuôi hoặc dùng để diệt khuẩn định kỳ trong quá trình nuôi trồng thủy hải sản. Các hợp chất được sử dụng hay gặp : Hypochlorite Natri (NaOCl), Hypochlorite Canxi (Ca(OCl)2), Trichlorocyanuric axít hay còn được gọi tắt là TCCA (C3N3O3Cl3), Chloramine B (C6H5SO2NClNa) và Chloramine T (C7H7SO2NClNa).

Phản ứng sinh hoạt chất khử trùng:

  • Các chất khử trùng có chứa nguyên tố Cl khi hòa tan vào trong nước sẽ sinh ra hoạt chất oxy hóa mạnh, ion hypochlorite (OCl-) và acid hypochlorous (HOCl) gây bất hoạt vi sinh vật. Các phản ứng sinh ra hoạt chất như sau:

Phản ứng của hypochlorite:       

  • Hàm lượng HOCL và ion OCl- phụ thuộc vào pH của môi trường ao nuôi khi pH cao thì OCl-  chiếm tỷ trọng cao hơn và ngược lại.Khả năng khử trùng của HOCl cao hơn từ 80-100 lần so với OCl- do HOCl là chất trung hòa dễ thấm qua màn tế bào điện tích âm của vi khuẩn hơn. Vì vậy Chlorine sử dụng hiệu quả hơn khi ở môi trường pH thấp

Phản ứng của TCCA:

Các hợp chất chlorine hữu cơ (TCCA, chloramine) phản ứng sinh hoạt chất xảy ra chậm nên tác dụng khử trùng chậm nhưng kéo dài giúp tiết kiệm chi phí, đặc biệt TCCA có tác dụng kéo dài do axít cyanuric (C3H3N3O3) sinh ra sau phản ứng có khả năng hấp thụ ánh sáng nên làm giảm quá trình quang phân li.

Cơ chế tác động gây bất hoạt vi sinh vật:

  • HOCl và OCl-thường được gọi là chlorine tự do, chúng tác động mạnh (phản ứng) đến một vài bộ phận trong tế bào của vi sinh vật. HOCl tác động đến vi sinh vật thông qua các cơ chế như :phản ứng oxy hóa (oxidation), thủy phân (hydrolysis) và khử amin (deamination). Cơ chế phản ứng của HOCl bao gồm liên kết với protein tạo nên các hợp chất N-chloro, liên kết với gốc SH (sulfhydryl) của protein và oxy hóa a-amino axít thành nitrile (R-C≡N) và aldehyde (R-CHO).
  • HOCl có thể phản ứng hoàn toàn với các amino axit có chuỗi các nhóm amino, với clo từ HClO thay thế hiđro, kết quả là tạo ra các chất hữu cơ cloamin. Các amino axit được clo hoá nhanh chóng phân huỷ, trừ protein cloamin thì tồn tại lâu hơn và giữ lại khả năng ôxi hoá, hầu hết các chất hữu cơ cloamin bị phân huỷ do sự sắp xếp lại bên trong và càng có ít hơn các nhóm NH2 tham gia phản ứng với chuỗi peptit, dẫn đến sự phân cắt protein.
  • HClO là một chất ức chế sulfhydryl, với một lượng vừa đủ, nó có thể ức chế hoàn toàn các protein chứa nhóm sulfhydryl. Điều này xảy ra do HClO oxi hoá được nhóm sulfhydryl, thành phần chính của các cầu nối disulfide là liên kết ngang của các phân tử protein
  • Khi thấm vào tế bào HOCl sẽ gây tổn thương cho vách và màng tế bào của vi sinh vật. Bên trong tế bào chất, HOCl tác động lên ty thể gây phá hủy các enzyme bên trong việc này gây ảnh hưởng đến sự tổng hợp năng lượng để duy trì sự sống của tế bào .
  • Phản ứng của HOCl bên trong tế bào sinh ra gốc ·OH (hydroxyl radical) có tính oxy hóa mạnh làm biến đổi purine và pyrimidine gây tác động đến vật chất di truyền (AND) của vi sinh vật.
  • Ion OCl-thường có tác dụng khử trùng rất thấp do chúng khó thấm qua vách hoặc màng tế bào vi sinh vật. Do . Ion OCl- mang điện tích âm nên không thể xuyên qua màng kép của tế bào vi sinh vật, màng tế bào của vi khuẩn gram dương và gram âm . Vì màng kép của tế bào vi sinh vật (phospholipid bilayer) được cấu trúc từ phospholipid có chứa phosphatidylserine và phosphstidylinositol tích điện âm trong khi đó vách tế bào vi khuẩn gram dương  được cấu tạo từ peptidoglycan có chứa axít teichoic (gồm glycerolphosphate và ribitalphosphate) tích điện âm, trong khi đó màng ngoài của vi khuẩn gram âm có chứa lipopolysaccharide tích điện âm cao .(1)

Công ty Cổ Phần UV

Cơ chế tác động gây bất hoạt vi sinh vật

                                                                                     

Thuốc diệt ký sinh trùng trong ao nuôi tôm

Các sản phẩm và thuốc diệt ký sinh trùng trong ao nuôi tôm,cá

 

 

          KS. Trần Đinh Minh Đức

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. “Cơ Chế Khử Trùng Của Các Hợp Chất Chứa Chlorine”. PGS. TS. Trương Quốc Phú, Trưởng Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ.
  2. “BKC – Chất Khử Trùng Hiệu Quả Trong Nuôi Trồng Thủy Sản”. Ts. Huỳnh Trường Giang, Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.
  3. Thuốc biệt dược và cách sử dụng, Nhà xuất bản Y học, năm 2004, trang 764. Tác giả: DS Phạm Thiệp và Ds. Vũ Ngọc Thúy.
  4. Giải đáp thắc mắc Chuyên ngành sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh tháng 9 năm 2012, PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang, Ds. Huỳnh Bình Phước, CN. Phạm Thanh Hiền.
  5. Bộ Y tế Viện sốt rét – ký sinh trùng – con trùng TPHCM
  6. Bài giảng chuyên ngành bệnh viện quân y 103- vô khuẩn ngoại khoa

Đang xem: THUỐC XỔ KÝ SINH TRÙNG CHO TÔM, 7 HỢP CHẤT DIỆT KÝ SINH TRÙNG THỦY SẢN

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.