ĐỘ KIỀM TRONG AO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

ĐỘ KIỀM TRONG AO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
Chia sẻ:

Độ kiềm là gì? Alkalinity là gì?

Độ kiềm là gì?

Độ kiềm chỉ khả năng trung hòa acid của nước, thể hiện tổng số các ion có tính bazơ trong nước như bicarbonat (HCO3-), carbonat (CO32-) và hydroxit (OH-).

 

Alkalinity là gì?

Alkalinity là độ kiềm tổng, là tổng hàm lượng ion hydrocacbonat(HCO3-), carbonat (CO32-) và hydroxit (OH-) và các ion muối của một số axit yếu khác (photphat, silicat và axit muối hữu cơ.

Độ kiềm trong ao nuôi tôm mà chúng ta đó được từ các kit test hay phương pháp phân tích hóa học gọi là độ kiềm tổng số, được biểu hiện bằng hàm lượng CaCO3 (mg/L).

Phương pháp xác định độ kiềm

Độ kiềm được quy định bởi sự có mặt của các ion kiềm và kiềm thổ Na+, K+, Ca2+, Mg2+ có trong nước; kết hợp với các axit yếu. Độ kiềm được tính bằng đơn vị mg/l CaCO3.

Để xác định độ kiềm có các phương pháp sao: 

(1) Phương pháp chuẩn độ trong phòng thí nghiệm: Phương pháp này yêu cầu kỹ thuật và tính toán phức tạp nên ít được áp dụng rộng rãi.

(2) Phương pháp test nhanh: Ưu điểm phương pháp này là nhanh và đơn giản.

  • Sử dụng máy đo chuyên dụng để kiểm tra nhanh chóng chỉ tiêu độ kiềm tại ao.

Hình 1: Một số máy đo độ kiềm hiện nay.

  • Sử dụng các test kit để kiểm tra nhanh chỉ tiêu độ kiềm.

    Hình 2: Một số kit test đo độ kiềm trên thị trường.

    Tầm quan trọng của việc xác định độ kiềm

    • Độ kiềm rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, kỹ thuật mạ và xử lý nước đều yêu cầu kiểm tra độ kiềm. Việc không xác định độ kiềm của nước trong nhiều lĩnh vực có thể gây ra các tai hại có liên quan và ảnh hưởng đến kết quả của sản phẩm cuối cùng. Theo dõi tính chính xác của độ kiềm có thể giúp người dùng và người vận hành tiết kiệm thời gian, vật liệu và tiền bạc.
    • Đối với nuôi trồng thủy sản: Độ kiềm ảnh hưởng gián tiếp đến đời sống các loài thủy sản trong nước thông qua sự phát triển của tảo, sự biến động của pH, mức độ độc của khí độc và kim loại nặng. 

    Ảnh hưởng độ kiềm đối với nuôi trồng thủy sản 

    Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng độ kiềm trong nước thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm cá và ảnh hưởng gián tiếp đến tôm thông qua sự biến động của các yếu tố môi trường lý, hóa, sinh.

    Ảnh hưởng trực tiếp

    Khi độ kiềm trong ao thay đổi  đột ngột, cá có thể bị stress hay bị chết.

    Ảnh hưởng gián tiếp 

    • Đối với cá:

    Độ kiềm ảnh hưởng gián tiếp qua sự thay đổi môi trường nước: Nồng độ hòa tan các muối dinh dưỡng, độ cứng của nước, thành phần các độc tố. Khi độ kiềm càng cao, hàm lượng ammonia dạng không phân ly (NH3) càng nhiều và rất có hại cho  cá. Khi độ kiềm thấp làm pH dễ biến động, pH ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cá.

    Khi độ kiềm tăng cao, cá tăng cường trao đổi chất, tiêu hao nhiều năng lượng, làm cá chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, độ kiềm cao có thể phá hủy mang và da của cá.

    • Đối với tôm:

    Trong ao nuôi tôm, độ kiềm ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động pH trong ao, ảnh hưởng đến quá trình lột xác và làm vỏ của tôm nuôi.

    Độ kiềm thích hợp cho ao tôm thẻ là 120-180 mgCaCO3/L, độ kiềm trong ao nuôi tôm sú 80-120 mgCaCO3/L, đối với tôm càng xanh từ 50-150 mgCaCO3/L

    • Mối quan hệ giữa độ kiềm và pH trong ao nuôi: 

    Độ kiềm, pH và mật độ tảo có liên quan mật thiết với nhau. Kiềm đóng vai trò là hệ đệm pH và cung cấp CO2 cho sự quang hợp của thực vật trong nước (tảo, rong, các cây thủy sinh). Trong quá trình quang hợp  các thực vật này sử dụng CO2 của bicarbonate (HCO3-) và giải phóng CO32- làm cho pH nước tăng đột ngột nếu mật độ tảo cao.

    Khi trời mưa, pH trong ao nuôi giảm do nước mưa có tính axit (chứa nhiều CO2 hòa tan từ không khí). Nhưng khi nước có độ kiềm cao thì pH của nước ít bị thay đổi. Do đó trước khi mưa phải tạt vôi.

     

    Hình 3: Giá trị pH dao động trong 24h khi tổng độ kiềm cao và thấp (Wurts & Durborow, 1992)

    Chú thích: High alkalinity water: Độ kiềm trong nước cao; Low alkalinity water: Độ kiềm trong nước thấp; Early morning: sáng sớm; Late afternoon: Xế chiều

    Cần kiểm tra độ kiềm hàng tuần, đặc biệt với những ao nuôi có độ mặn thấp, nguồn nước có độ kiềm thấp hay các động vật nhuyễn thể (các loại hai mãnh vỏ, ốc) phát triển trong ao nuôi tôm, cần phải kiểm tra và điều chình thường xuyên cho phù hợp với nhu cầu tôm cá.

    Độ kiềm là yếu tố rất quan trong trong nuôi tôm, đặt biệt là TTCT, cần kiểm soát và có các biện pháp hạn chế sự ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của tôm nuôi nhầm tối ưu hóa năng suất vụ nuôi.

    Giải pháp quản lý và điều chỉnh độ kiềm trong ao nuôi tôm

    Độ kiềm thấp KH ≤ 100 mgCaCO3/L

    Độ kiềm trong ao thấp là do:

    • Nguồn nước sử dụng có độ kiềm thấp.
    • Do trong ao có sự phát triển của ốc, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ lọc tảo và sử dụng cacbonat là giảm độ kiềm trong ao.
    • Do đáy ao bị nhiễm phèn.
    • Ao bị đóng rong, lab lab, có rong nổi.
    • Độ kiềm trong ao còn hao hụt cho quá trình lột xác của tôm, quá trình sử dụng hóa chất.

    Ảnh hưởng độ kiềm trong ao thấp:

    • Độ kiềm thấp làm pH dễ biến động.
    • Làm chậm chu kỳ lột xác của tôm.
    • Ảnh hưởng tỷ lệ sống, đặc biệt lúc mới thả tôm.
    • Độ kiềm thấp tôm khó làm vỏ dẫn đến ốp thân, lột dính đuôi.
    • Nước trong, sử dụng vi sinh khó gây màu.

    Cách nâng kiềm trong ao nuôi tôm:

    Trước tiên bà con cần loại bỏ các tác nhân làm kiềm trong ao thấp:
    • Hạ phèn đáy ao: Sử dụng Z-AM (1gói/1.000m3) hoặc ETA (1xô/1.000-1.500m3), hoặc sử dụng bộ đôi Bacillus Us và Hp 10 trước khi muốn tăng kiềm.
    • Loại bỏ ốc đinh, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mảnh cho ao nuôi sử dụng các loại thuốc đặc trị: 

                + Ao chưa có tôm: Sử dụng Snail 1 gói/500m3.

             + Ao có tôm: 15-25 ngày, 1 gói Snail/1.000m3, bổ sung vi sinh ZP-US hoặc Bio Bacillus liều gấp đôi để xử lý xác nhuyễn thể chết, đồng thời tăng men đường ruột SH Zym và Pro Utines.

    • Khi ao đóng rong cần xử lý ZDRT (1kg/3.000m3), sử dụng Zp-Us hoặc Bio Bacillus để xử lý đáy và hấp thụ khí độc ổn định màu nước.
    • Khi trời mưa: nên tạt vôi theo mé bờ kết hợp với sử dụng KT 01 để nâng kiềm, và ổn định pH. Đặc biệt vào mùa mưa, ao nuôi nên được xử lý lượng vôi và dolomite tăng lên. Tỷ lệ CaO 50% + Dolomite 50%, khối lượng hỗn hợp từ 400-500 kg/1000m2, rải đều trực tiếp xuống ao để tránh tuột kiềm sau khi lấy nước vào ao.

    Khi loại bỏ các tác nhân làm giảm độ kiềm tiến hành nâng kiềm bằng khoáng nâng kiềm KT 01 và voi.

    • Cần bổ sung khoáng AEC Fast Weight hoặc Boin 113  định kỳ vào ao nuôi. Nếu thấy tôm lột nhiều nên sử dụng oxy viên 2-3kg/1000m3 nước và khoáng tăng kiềm KT 01 để ổn định độ kiềm và phòng tôm bị rớt. 
    • Thay nước từ 5–10 %/ngày bằng nước có độ kiềm từ trung bình đến cao hoặc ngâm vôi CaO (36h, đánh lúc 0-2h sáng) để tăng độ kiềm cho ao nuôi.

    Bổ sung khoáng vào khẩu phần ăn của tôm: cho ăn khoáng Super Mix, AEC 9000, Canciphos 5 -7ml/kg và Vitamin C 5-10g/kg để tăng sức đề kháng cho tôm, giúp tôm lột vỏ đồng đều, nhanh cứng vỏ.

    Độ kiềm cao khoảng KH ≥ 200mgCaCO3/L

    Độ kiềm trong ao cao là do:

    • Mật độ tảo quá dày, quá trình quang hợp giải phóng cacbonat làm tăng kiềm.
    • Do thổ nhưỡng đất hay nguồn nước có độ kiềm cao, đặt biệt khi sử dụng nguồn nước giếng khoan có độ kiềm và độ cứng cao.
    • Bón quá nhiều voi trong quá trình nuôi. Voi giúp duy trì pH và kiềm trong ao cao, làm tăng khả năng hòa tan phosphate vào nước, đây là điều kiện để các vi tảo phát triển.  

    Ảnh hưởng khi độ kiềm trong ao cao:

    Độ kiềm cao kết hợp với pH > 8.5 làm ngăn cản quá trình lột xác của tôm do lượng muối có trong môi trường quá lớn.

    Cách giảm độ kiềm trong ao nuôi tôm:

    • Thay nước có độ kiềm thấp hớn, thay 10-20% nước trong ngày đến khi độ kiềm ổn định.
    • Xử lý nguồn nướ có độ kiềm cao (nguồn nước giếng): sử dụng cấp vào ao lắng, sử dụng thuốc tim lắng kim loại nặng và Z-AM để giảm độ cứng của nước.
    • Khi mật độ tảo trong ao dày: sử dụng BZT 454g buổi chiều đến tối (tùy mật độ tảo trong ao), lưu ý bổ sung  Oxy viên vào buổi sáng và cho ăn bộ 3 gan ruột Zym Thaid, Pro Utines, Liver Bio ngừa các hiện tượng bệnh liên quan đến gan ruột.

    Ghi nhớ

    Độ kiềm có liên quan và gây ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của vụ nuôi. Độ kiềm ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Vậy nên, việc kiểm tra và điều chỉnh độ kiềm thường xuyên là rất cần thiết và quan trọng để tối ưu vụ nuôi của bà con.

    Hình 4: Sản phẩm chủ lực tăng kiềm và vi sinh cắt tảo.

      KS. Trần Huỳnh Như

     

    Sao chép, đăng lại nội dung cần ghi rõ nguồn AuMyAEC.com

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    (1). Độ kiềm, Ths. Huỳnh Ngọc Phương Mai (http://www.gree-vn.com)

    (2). “Nuôi tôm là nuôi nước”,PGS TS Hoàng Tùng.

    (3). Standard method, 2320B.titration method,pa 4-26→4-27

    (4). Wurts & Durborow, 1992          

     

    Đang xem: ĐỘ KIỀM TRONG AO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

    Viết bình luận

    This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
    Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
    0 sản phẩm
    Xem chi tiết
    0 sản phẩm
    Đóng
    .
    .
    .