Cách phòng và trị tôm BỆNH PHÂN TRẮNG

Cách phòng và trị tôm BỆNH PHÂN TRẮNG
Chia sẻ:

1. Tác nhân gây bệnh phân trắng

  • Trong nghề nuôi tôm thẻ công nghiệp, bệnh phân trắng là bệnh thường gặp và phổ biến. Bệnh không gây chết đồng loạt, tuy nhiên gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời.
  • Hiện nay, bệnh phân trắng vẫn chưa xác định được chính xác tác nhân gây bệnh, nhưng chủ yếu bệnh thường xuất hiện trong những ao có điều kiện sau:
    • Những ao có mật độ thả cao, đáy ao dơ, tôm bị nhiễm chất độc từ thuốc bảo vệ thực vật.
    • Thức ăn kém chất lượng, bị nấm mốc, nhiễm độc tố Aflatoxin. 
    • Do tảo lam và tảo giáp tiết độc tố làm tê liệt biểu mô, ruột không hấp thụ được thức ăn, làm tắt nghẽn và gây bệnh phân trắng.
    • Khi phân lập vi khuẩn ở gan tôm thấy có nhiều vi khuẩn Vibrio vulnificus, Vibrio cholerae, Vibrio alginolyticus.
    • Thấy xuất hiện nhóm nguyên sinh động vật (Gregarine), ký sinh trên ruột tôm, với tỉ lệ cao trong các ao nhiễm bệnh phân trắng.
    • Trong mẫu tôm bệnh phân trắng, thấy có cường độ nhiễm cao với virus gây bệnh còi MBV (Monodon Baculovirus) và virus gây bệnh gan tụy HPV (HepatopancreaticParvovirus).

2. Dấu hiệu bệnh lý

  • Cường độ nhiễm nhẹ: Tôm sậm màu, đường ruột bị đứt khúc, ruột lỏng. Test khuẩn Vibrio mật số cao ( >1.000 cfu/ml).
  • Cường độ nhiễm trung bình:Trong nhá (sàn ăn) xuất hiện những đoạn phân nhạt màu, màu trắng, tôm giảm ăn 10-20%.

  • Cường độ nhiễm nặng: Phân trắng nổi trên mặt nước, tôm giảm ăn >50%, tôm ốp thân và chết rải rác. Tỉ lệ tôm hao hụt có thể lên 90%.

3. Phân bố và lan truyền

  • Bệnh phân trắng xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1998, tập trung nhiều vào những vùng nuôi tôm công nghiệp, những vùng nuôi tôm nước lợ mặn.
  • Bệnh lây truyền chủ yếu theo phương ngang. Bệnh lây truyền từ vật chủ trung gian (động vật hai mảnh vỏ, cua, chim, con người,…); bệnh lây từ nguồn nước; tôm khỏe ăn tôm nhiễm phân trắng;…Ở trại giống, ấu trùng tôm bị lây nhiễm từ chất thải của tôm bố mẹ bị bệnh.

4. Chẩn đoán bệnh

  • Bệnh phân trắng thường xuất hiện ở giai đoạn tôm lớn (>40 ngày tuổi).
  • Dựa theo dấu hiệu bệnh lý, ghi nhận thông tin làm tư liệu về quá trình phát bệnh.
  • Kiểm tra quá trình nuôi để tìm ra nguyên nhân nghi ngờ có thể gây ra bệnh phân trắng (đáy ao dơ, chất lượng thức ăn thấp, có tảo độc…).
  • Test khuẩn Vibrio, và ký sinh trùng (Gregarines) trên gan, ruột tôm.
  • Test MBV, HPV để xem tôm có mắc bệnh virus không, để có cách xử lý kịp thời.

5. Phòng bệnh phân trắng

  • Phòng bệnh tổng hợp là biện pháp hiệu quả nhất.
    • Môi trường: Cải tạo ao, xử lý nước, quản lý môi trường nước, …
    • Vật chủ: Tăng cường sức đề kháng tôm nuôi. Bổ sung Vitamin C, BETA-GLUCAN 3.6, kết hợp với hỗn hợp nấm men Saccharomyces Spp (ZYM THAID, ZYM BIOTECH), bổ sung men tiêu hóa đường ruột (LACTO FEED), và các dòng thảo dược tự nhiên (PRO UTINES, SH ZYM -Tinh Tỏi).
    • Mầm bệnh: Khống chế vi khuẩn Vibrio < 1.000 CFU/ml. Bổ sung men vinh sinh (nhóm Baccilus spp – VS01, ZP US) định kỳ vào ao nuôi.
  • Ngoài ra, cần bảo quản thức ăn cẩn thận tránh bị nấm mốc.

6. Trị bệnh phân trắng trên tôm

  • Để điều trị hiệu quả cần phát hiện sớm và kịp thời.
  • Khuyến cáo giảm thức ăn 30-50% và tăng cường chạy sụt khí oxy trong suốt quá trình điều trị.
  • Phác đồ điều trị "bệnh phân trắng"

       (Liều dùng theo hướng dẫn trên nhãn hoặc gọi hotline kỹ thuật của AEC để được hướng dẫn )

  • Lưu ý: Phát hiện bệnh sớm nhất sẽ điều trị càng hiệu quả và tôm sẽ không ốp thân vẫn lớn về sau khi trị. Sau đó nên sử dụng diệt khuẩn và bổ sung men vi sinh đường ruột để tôm không tái bệnh trở lại.

Công ty Âu Mỹ - AEC bảo lưu quyền tác giả.

 

 

Đang xem: Cách phòng và trị tôm BỆNH PHÂN TRẮNG

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận

Huong dan dùm e cách điêu tri bênh phân trang 25/04/2021

Tom e dc gan 50 ngay tuổi bị phân trắng hướng dẫn dùm em cách điều trị vs a

Trần Quốc Trường 06/04/2020

Đã điều trị hết 2 ao nuôi đất. Tôm phát bệnh giai đoạn. 50 ngày tuổi, size tôm khoảng 180 con. Phân trắng nổi dậy ao, lấy vợt xúc gần chén phân tôm. Sau liệu trình điều trị khoảng 5 ngày tôm hết hẳn phân trắng.Anh Nguyện địa chỉ: cầu bá huê, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi, Tỉnh Cà Mau. Và ao anh Vọng em ruột anh Nguyện. Ao bị phát hiện phân trắng trễ, nên phải điều trị 8 ngày mới hết phân trắng.
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.