Nỗi lo “TÔM CHẬM LỚN” và giải pháp phòng bệnh do Vi trung bào tử EHP trên tôm gây ra

Nỗi lo “TÔM CHẬM LỚN” và giải pháp phòng bệnh do Vi trung bào tử EHP trên tôm gây ra
Chia sẻ:

Nổi lo tôm chậm lớn

Tôm bị chậm lớn do bệnh phân trắng và EHP trên tôm

Tôm bị chậm lớn do bệnh phân trắng và EHP trên tôm

Những nguyên nhân làm tôm nuôi chậm lớn

Tôm giống chất lượng kém
Tôm bố mẹ cho đẻ nhiều lần, quá trình chăm sóc thiếu dinh dưỡng, tôm nhiễm mầm bệnh sẽ gây chậm lớn. Do đó lựa chọn nơi sản xuất có uy tín và kiểm tra mầm bệnh trên tôm trước khi thả nuôi.

Thức ăn chất lượng kém
Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi, thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng giúp tôm nuôi tăng trưởng tốt, lớn nhanh và có sức đề kháng với mầm bệnh. Do đó thức ăn nuôi tôm cần được mua công ty có chất lượng, bảo quản và cho ăn đúng cách để không làm tôm phân đàn, chậm lớn, không đồng đều.

Mật độ quá dày
Khi nuôi tôm mật độ quá dày, nhưng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho tôm phát triển làm tôm chậm lớn.

Do đó khuyến cáo nuôi tôm mật độ phù hợp, định kỳ bổ sung khoáng vào thức ăn tôm và ao nuôi, đồng thời nên đánh vào buổi chiều mát hay buổi tối.

Bệnh phân trắng mãn tính
Sau khi tôm bị mắc bệnh phân trắng nếu không kịp thời sớm chữa trị, tôm yếu dần khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém làm cho tôm bị chậm lớn. Do đó, cần  phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời và trị dứt điểm.

Tôm mắc bệnh gây chậm lớn

Dấu hiệu bệnh lý tôm có màu tối hoặc xanh tái, xanh xẫm. Đồng thời tôm kém ăn, hoạt động yếu và sinh trưởng chậm. Các phần phụ và vỏ kitin có hiện tượng hoại tử, có nhiều sinh vật bám (ký sinh trùng đơn bào, tảo, vi khuẩn dạng sợi). Gan tụy teo lại có màu trắng hơi vàng, hoại tử rất nhanh. Tỷ lệ chết tích lũy có thể cao tới 70% như MBV(tôm sú), HPV và hội chứng chậm lớn (MSGS).

Lạm dụng kháng sinh để phòng bệnh cho tôm
Việc sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho tôm và dùng quá liều kháng sinh khi trị bệnh giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm làm tôm chậm lớn.

Biến động do môi trường nuôi

Chất lượng nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong nuôi tôm, đặc biệt với ao nuôi có độ mặn thấp. Do đó bổ sung khoáng đầy đủ cho tôm nuôi ở độ mặn thấp đồng thời quản lý các yếu tố môi trường khác để giảm stress cho tôm như: oxy, độ kiềm, độ pH, khí độc…ở ngưỡng phù hợp.

Bệnh vi trùng bào tử EHP trên tôm

Tôm bị chậm lớn do bệnh EHP trên tôm

Tôm bị chậm lớn do bệnh EHP trên tôm

Theo kinh nghiệm của người nuôi tôm thì “mỗi mùa mỗi bệnh”, mùa lạnh thì bị đốm trắng, đỏ thân còn mùa nóng thì bị gan tụy, phân trắng. Tuy nhiên quy luật này bị phá vở bởi các bệnh xuất hiện trong những năm gần đây gần như quanh năm. Đặc biệt từ 2019 bệnh do vi bào tử trùng (EHP) làm tôm chậm phát triển, nuôi hoài không thấy lớn, làm tốn kém thức ăn, thuốc hóa chất xử lý, hao hụt nhiều gây thiệt hại rất lớn.

EHP trên tôm là gì? Vi trùng bào tử là gì?

EHP là chữ viết tắt của cụm từ Enterocytozoon hepatopenaei, đó là một loại ký sinh trùng vi khuẩn nấm (fungal microsporidian parasite) gây nhiễm trùng gan tụy trên tôm, dẫn đến làm tôm chậm phát triển và có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng mãn tính. Tôm bệnh do vi bào tử trùng được biết với tên tiếng anh là “cotton shrimp” (tôm bông gòn) hoặc “milky shrimp” (tôm sữa).

Nguyên nhân tôm mắc bệnh EHP trên tôm

- Tôm bị nhiễm bệnh do ăn phải bào tử ký sinh trùng EHP có trong nước ao nuôi, từ chất hữu cơ lắng tụ, ăn thịt lẫn nhau hoặc từ thức ăn sống bị nhiễm sẵn EHP.

- Vi trùng bào tử EHP đã được xác nhận là kí sinh trùng, kí sinh nội bào bắt buộc, quá trình sinh sản được tiến hành bên trong tế bào chất của tế bào ống gan tụy và có khả năng truyền bệnh theo chiều ngang bởi hiện tượng ăn thịt lẫn nhau.
- Một trong những thách thức lớn nhất cho vấn đề lây nhiễm EHP là tại các trang trại sử dụng hệ thống tuần hoàn nước qua các ao. Điều này có nghĩa là nước nhiễm EHP được giữa lại để sử dụng cho trong hệ thống tuần hoàn.

Tôm bị chậm lớn do vi bào tử EHP ảnh hưởng gan và đường ruột

Tôm bị chậm lớn do vi bào tử EHP ảnh hưởng gan và đường ruột

Tác hại của EHP trên tôm

Đây là một loại bệnh không gây chết hàng loạt nhưng có ảnh hưởng rất lớn về kinh tế đối với nghề nuôi tôm do khi tôm bị bệnh này sẽ chậm lớn, thậm chí không lớn mặc dù vẫn tiêu tốn rất nhiều thức ăn (tôm nuôi 90-100 ngày tuổi vẫn có thể chỉ đạt kích cỡ 4-5 gram/con (200-250 con/kg)).

Một số trường hợp nhiễm EHP có thể làm tôm nhạy cảm hơn đối với các bệnh nhiễm khuẩn như Vibrio spp, từ đó dẫn đến hiện tượng tôm chết ở các ao nuôi nhiễm EHP (phân trắng, EMS).

Dấu hiệu bệnh lý vi trùng bào tử

Tôm bị nhiễm EHP có thể nhận biết bằng phương pháp cảm quan do có lớp biểu bì mỏng, cơ trắng do phản ứng với tình trạng stress vì nhiễm bệnh, có các đốm đen trên cuống mắt, trong mô cơ và dọc theo ruột sau.

Tôm bị chậm lớn do bệnh EHP trên tôm

Tôm bị chậm lớn do bệnh EHP trên tôm

Dấu hiệu bệnh lý điển hình của tôm nhiễm vi bào tử trùng là hiện tượng tôm chậm lớn và nhiều phần trên cơ thể chuyển sang màu trắng đục. Ao tôm bị bệnh có hiện tượng lệch size ở tôm nuôi. Trong giai đoạn đầu, tôm nhiễm vi bào tử trùng thường có hiện tượng mềm vỏ, chết rải rác, giảm ăn và rỗng ruột.

Một số nghiên cứu trước đây cho rằng hội chứng phân trắng (WFS) và sự phân size là những dấu hiệu bệnh lý chính của EHP, nếu tôm bệnh phân trắng mà có nhiễm vi bào tử trùng (EHP) sẽ ốp thân nuôi không lớn.

Quản lý ao nuôi tốt và phòng tránh EHP trên tôm

  • Sử dụng vôi Cao bón cải tạo ao ban đầu kết hợp RUDO, DM01 diệt vi bào tử  (EHP) khi lấy nước vào và trang thiết bị dụng cụ trong hệ thống nuôi.

Cải tạo ao kỹ và kiểm tra tôm thường xuyên để phát hiện sớm tôm có biểu hiện bệnh

Cải tạo ao kỹ và kiểm tra tôm thường xuyên để phát hiện sớm tôm có biểu hiện bệnh

  • Sử dụng giống tôm không nhiễm EHP được kiểm tra cảm quan và PCR.
  • Nếu phát hiện bị nhiễn EHP hãy cho ăn thức ăn có hàm lượng protein dễ tiêu hóa cao, cho ăn ít hơn bình thường và trộn men tiêu hóa SH zyme.
  • HP10 có thể được dùng tại các ao lắng để giúp lắng tụ hữu cơ tốt và kéo theo việc giảm các bào tử EHP có trong nước. Kết hợp xi phong, làm sạch đáy ao, loại bỏ hết mùn bả hữu cơ trong ao.
  • Bổ sung khoáng tăng kiềm KT01 và kết hợp vi sinh VS01 để làm sạch nước, tạo môi trường thuận lợi để tôm khỏe mạnh phát triển tốt. 
  • Nếu chuẩn đoán tôm nhiễm EHP nặng nên thu tỉa cho thưa ra hoặc thu hoạch (nếu đạt size bán và tôm có giá), nếu để lâu tỉ lệ hao hụt cao, tốn chi phí đầu tư nhiều, người nuôi bị lỗ vốn

Bộ sản phẩm công ty AEC phòng ngừa vi trùng bào tử EHP trên tôm

Công ty CPTMDV Đầu tư Âu Mỹ (AEC) bảo lưu QTG.

 

Ghi rõ nguồn AECaqua.com khi đăng lại thông tin này.

Bạn có thể tìm kiếm thêm:

Phòng ngừa vi bào tử trùng | Bệnh chậm lớn do vi bào tử trùng |  Bào tử trùng là gì | EHP là gì | Cách trị tôm bị EHP | Vi bào tử trùng | Bệnh EHP trên tôm

Đang xem: Nỗi lo “TÔM CHẬM LỚN” và giải pháp phòng bệnh do Vi trung bào tử EHP trên tôm gây ra

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.