XỬ LÝ AO TÔM NƯỚC TRONG DO TẢO TÀN, SỤP TẢO, LAB-LAB

XỬ LÝ AO TÔM NƯỚC TRONG DO TẢO TÀN, SỤP TẢO, LAB-LAB
Chia sẻ:

1. Nguyên nhân khiến màu nước xấu trong ao nuôi tôm 

Việc màu nước trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng không được sáng và trong suốt như mong đợi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến mà bà con gặp phải: 

  • Thức ăn: Loại thức ăn bạn sử dụng cho tôm có thể ảnh hưởng đến màu nước trong ao nuôi. Khi bà con sử dụng thức ăn chứa quá nhiều chất đạm, đặc biệt là ammoni, thì đây là nguyên nhân chính gây ra màu nước đục và có mùi khó chịu.
  • Nước ao: Nước trong ao nuôi tôm cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra màu nước không sáng. Nếu nước có độ pH thấp hoặc chứa nhiều chất hữu cơ, vi sinh vật và tảo có thể phát triển mạnh mẽ trong ao, gây ra sự đục nước và làm giảm độ trong suốt của nước.
  • Quản lý ao nuôi: Cách quản lý và vận hành ao nuôi tôm cũng có thể góp phần gây ra màu nước không sáng. Nếu ao nuôi không được vệ sinh định kỳ và đầy đủ, chất thải tôm và thức ăn dư thừa sẽ tích tụ trong ao, dẫn đến sự tăng sinh vi khuẩn và tảo, và gây ra màu nước đục và có mùi khó chịu.
  • Điều kiện thời tiết: Nếu thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, hoặc nắng quá mức, các tảo có thể phát triển mạnh mẽ hơn và gây ra màu nước đục.

2. Màu nước trong ao nuôi tôm

“Nuôi tôm là nuôi nước” luôn đúng trong mọi thời kỳ nuôi tôm. Nước trong ao nuôi thường có màu do sự xuất hiện của các hợp chất hữu cơ hòa tan hay không hòa tan, vi khuẩn, nguyên nhân chính là sự do sự phát triển của tảo.

TẢO TÀN “SỤP TẢO”, NƯỚC TRONG, LAB-LAB VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÀU NƯỚC  TRONG NUÔI TÔM

Hình 1: Một số định nghĩa về tảo

Hình 2: Màu nước trong ao tôm

 

3. Một số màu nước có trong ao nuôi tôm

Với vai trò quan trọng của màu nước là làm mái che bảo vệ tôm nuôi tránh những tác động bên ngoài, giữ ổn định nhiệt độ nước ao nuôi. Quá trình quang hợp và hô hấp của tảo tác động đến pH và oxy hòa tan, đồng thời tảo hấp thu NH4+, giữ kim loại nặng và làm sạch môi trường. 

Màu nước thích hợp trong ao nuôi tôm

  • Màu xanh nhạt (đọt chuối non): Do sự phát triển của tảo lục (Chlorophyta), loài tảo này thường phát triển mạnh trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ nhạt (< 10‰). Đây là màu nước thích hợp nhất để nuôi thủy sản, tảo lục ngoài việc đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn, ổn định các yếu tố thủy lý - hóa trong ao, hấp thu các chất hữu cơ thông qua đó làm giảm lượng khí độc trong ao.

TẢO TÀN “SỤP TẢO”, NƯỚC TRONG, LAB-LAB VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÀU NƯỚC  TRONG NUÔI TÔM

Hình 3: Màu xanh đọt chuối non do tảo lục trong nuôi tôm

  • Màu vàng nâu (màu nước trà): Do sự phát triển của tảo silic (Bacillariophyta) hay còn gọi là tảo khuê, tảo này thường phát triển mạnh ở môi trường nước lợ, mặn vào đầu vụ nuôi và đây là màu nước thích hợp nhất để nuôi các loài thủy sản.
TẢO TÀN “SỤP TẢO”, NƯỚC TRONG, LAB-LAB VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÀU NƯỚC  TRONG NUÔI TÔM
Hình 4: Màu nước trà do tảo khuê trong ao tôm

Màu nước cần kiễm soát

  • Màu xanh đậm (xanh rêu): Do sự phát triển của tảo lam (Cyanophyta), loài tảo này phát triển mạnh cả trong môi trường nước ngọt, lợ, mặn. Nếu nước trong ao nuôi có màu này thì cần có biện pháp làm giảm lượng tảo. Nếu tảo lam phát triển quá mức có thể tiết ra chất độc làm chết tôm và còn có thể gây thiếu oxy về đêm do tảo hô hấp quá mức.

TẢO TÀN “SỤP TẢO”, NƯỚC TRONG, LAB-LAB VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÀU NƯỚC  TRONG NUÔI TÔM

Hình 5: Màu xanh do tảo lam trong ao tôm

  • Màu vàng cam (màu rỉ sét): Màu này thường xuất hiện ở các ao nuôi mới đào trên vùng đất phèn. Màu cam là do đất phèn tiềm tàng (FeS2) bị oxy hóa tạo thành các váng sắt. Đối với ao có màu nước vàng cam cần có biện pháp khử phèn trước khi thả nuôi, có thể sử dụng vôi nông nghiệp hay bơm, xả nước nhiều lần để rửa trôi lượng phèn trong ao. Đối với các ao đang nuôi thì cần rải thêm vôi trên bờ ao để tránh hiện tượng pH giảm đột ngột khi trời mưa.

TẢO TÀN “SỤP TẢO”, NƯỚC TRONG, LAB-LAB VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÀU NƯỚC  TRONG NUÔI TÔM

Hình 6: Màu nước vàng cam do nhiễm phèn trong ao tôm

  • Màu nâu đen: Trong nước có chứa nhiều vật chất hữu cơ gây ra sự tăng trưởng nhanh chóng của Dinoflagellate (tảo đơn bào 2 roi) và tảo giáp. Nó cho thấy sự dư thừa dinh dưỡng do cho ăn quá nhiều, suy thoái đáy ao, tỷ lệ trao đổi nước thấp và nồng độ chất hữu cơ cao. Độ trong của nước này khoảng 15 cm, ao có rất nhiều bong bóng khi sử dụng thiết bị sục khí.

TẢO TÀN “SỤP TẢO”, NƯỚC TRONG, LAB-LAB VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÀU NƯỚC  TRONG NUÔI TÔM

Hình 7: Màu nước nâu trong ao tôm

  • Màu gạch đỏ (màu đát đỏ): Nước có nhiều phù sa do đất cát bị xói mòn từ vùng thượng nguồn được dòng nước mang đến vùng hạ lưu và thường xảy ra khi sắp có lũ về.   

4. Nguyên nhân tảo tàn và ao thiếu tảo (nước trong)

 Nguyên nhân của hiện tượng tảo tàn

  • Do người nuôi ít khi cắt tảo định kỳ khiến tảo già hoặc mật độ tảo dày.
  • Do mưa đột ngột, cũng có thể do mưa kéo dài hoặc nắng nóng kéo dài làm hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm.
  • Do thiếu ánh sáng trong ao do mưa kéo dài hoặc trời âm u, tảo không quang hợp được và bị lụi tàn.
  • Do người nuôi hay quen cắt tảo bằng hóa chất hoặc sử dụng hóa chất xử lý nước quá liều cũng gây ra hiện tượng tảo tàn.

Tác động tảo tàn (rớt tảo): Khi tảo tàn, pH ngay lập tức hạ thấp, lượng chất hữu cơ tăng lên đột ngột tiêu thụ một lượng lớn oxy hòa tan, khí độc sản sinh và vi khuẩn tăng lên nhanh chóng.

Lưu ý: khi tảo tàn thì nhanh chóng cắt giảm 50 - 60% thức ăn, tạt vôi để duy trì độ pH, chạy quạt gom chất hữu cơ về khu vực giữa và si - phông bùn đáy giữa ao, thay nước mới. Kết hợp sử dụng các chế phẩm vi sinh phân hủy chất hữu cơ để làm sạch nước, giảm H2S và gây tảo lại để ao có màu.

TẢO TÀN “SỤP TẢO”, NƯỚC TRONG, LAB-LAB VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÀU NƯỚC  TRONG NUÔI TÔM

Hình 8: Tảo sắp tàn và sụp tảo trong ao tôm

Nguyên nhân ao thiếu tảo (nước trong)

Việc gây màu nước là điều rất khó khăn, nhưng gây màu được rồi lại mất. Do đó cần xác định chính xác nguyên nhân để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục thích hợp. 

TẢO TÀN “SỤP TẢO”, NƯỚC TRONG, LAB-LAB VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÀU NƯỚC  TRONG NUÔI TÔM

Hình 9: Nước bị mất màu do thiếu tảo trong ao tôm

Số lượng tảo trong nguồn nước (nước ngầm, nước nghèo dinh dưỡng, thiếu nguồn tảo cần thiết như tảo lục, tảo khuê) cho vào ao ít. Ví dụ như bể ương nổi, ao lót bạc, ao đất cát… không đủ dinh dưỡng hoặc thiếu các muối dinh dưỡng (N, P, K…) tảo cần để sinh trưởng.

- Bón vôi CaCO3 quá liều làm sụp tảo, đánh vào ban đêm cũng là nguyên nhân làm mất tảo.

- Nước ao có độ phèn cao, thiếu oxy (ban đêm) hay CO2 (ban ngày).

- Trời mưa không đủ ánh sáng mặt trời, nhiệt độ thấp kìm hãm tốc độ sinh sôi phát triển của tảo hay nước đục ngăn cản sự quang hợp của tảo.

- Các động vật phù du ăn tảo trong nước nhiều (trùng bánh xe, các loại giáp xác chân chèo).

- Trong nước có quá nhiều tảo tạp (Cladophora, Enteromorpha Prolifra, cỏ mương “rêu”, rong) cạnh tranh, ức chế sinh sôi phát triển của tảo đơn bào.

- Nước ao trong mà đáy ao hấp thụ trực tiếp ánh nắng mặt trời làm cho tảo sợi phát triển. Và khi lab-lab hoặc tảo sợi phát triển ở đáy ao, thì nước ao sẽ không thể lên màu.

- Ngoài ra tảo bị chết do người nuôi sử dụng thuốc, hóa chất sát trùng có độ an toàn thấp (Formol, Chlorine, BKC, diệt rong tảo…) sẽ gây lại tảo rất khó khăn. Khi nước bị mất màu trong tháng nuôi đầu tiên sẽ làm môi trường dễ biến động tôm giảm bắt mồi, thiếu oxy, tôm kéo đàn chạy hoặc bám vào rong, tảo ở đáy ao, dẫn đến tỷ lệ hao hụt lớn.

5. Tác động của tảo tàn (sụp tảo), trong ao nuôi tôm

  • Làm bùng phát khí độc: Sụp tảo là một trong những nguyên nhân hình thành khí độc, đặc biệt là khí NH3, NO2. Đây là 2 loại khí độc gây nguy hiểm cho tôm.
  • Khiến tôm bị bệnh đóng rong và đen mang: Đối với những con tôm ít di chuyển, chỉ vùi mình dưới tầng đáy, khi sụp tảo xác tảo sẽ rơi xuống thân tôm làm tôm bị dơ bẩn gây ra hiện tượng đóng rong trên thân tôm. Đồng thời, xác tảo bám vào hai bên mang tôm, lâu dài sẽ khiến tôm bị đen mang.
  • Tôm bị bệnh đường ruột: Khi hiện tượng sụp tảo xảy ra, xác tảo sẽ rơi xuống tôm ăn phải sẽ nhiễm các bệnh đường ruột như bệnh phân trắng, viêm đường ruột,…
  • Tôm bị sốc do thiếu oxy đột ngột: Tảo phát triển quá nhanh, gây ra hiện tượng bùng phát không còn oxy để tôm hô hấp dẫn đến việc tôm bị sốc do thiếu oxy đột ngột.

6. Biện pháp quản lý màu nước ao tôm

Vai trò tảo Silic (tảo khuê) trong ao nuôi tôm

Tảo silic trong ao nuôi tốt cho sức khỏe tôm cá bởi thành phần sinh hóa của nó. Bao gồm canxi, magie, sắt, sterol, axit béo không bão hòa, muối vô cơ, vitamin và không chứa xenluloza. Các chất này được động vật thủy sản hấp thu và tiêu hóa đều đặn. 

Lợi ích của tảo silic với tôm trong ao nuôi không những bao gồm việc tốt cho hệ tiêu hóa tôm mà còn góp phần lọc nước và cân bằng sinh thái thủy vực. Vì thế mà các ao nuôi với nhiều sinh vật, thực vật phù du như tảo khuê được coi là môi trường sinh trưởng vô cùng thuận lợi cho nuôi tôm.

Tạo màu nước chính là gây dựng hệ vi sinh có ích, cân bằng giữa vi sinh vật và tảo. Ao nuôi có màu nước tốt là ao nuôi có màu nước đẹp: vàng nâu, vàng xanh, xanh đọt chuối hay màu nước bạc “thần thánh”. Độ trong trước khi thả giống là 40-45 cm. Khi đó, hệ phiêu sinh động - thực vật vừa đủ để làm thức ăn tự nhiên cho tôm giống mới thả nuôi.

Hình 3.1: Màu nước đẹp khi cân bằng tảo và vi sinh trong ao tôm

Hình 10: Màu nước đẹp khi cân bằng tảo và vi sinh trong ao tôm

Trong ao nuôi, các loài tảo silic (tảo khuê) phát triển thì có lợi hơn các nhóm tảo khác. Để tạo ra màu nước có tảo silic, bà con cần thực hiện các biện pháp sau:

- Kiểm tra và điều chỉnh các thông số môi trường thích hợp

Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao cát – Tạp chí Thủy sản Việt Nam

- Định kỳ 10 ngày bón vôi CaCO3 hoặc Dolomite, mỗi lần 10 - 20 kg/ha kết hợp sử dụng KT01 để tăng độ kiềm và pH nước.

- Khi mật độ tảo trong ao dày với số lượng nhất định, bà con có thể dùng hợp chất giảm phospho

BZT | VI SINH CẮT TẢO – ÂU MỸ AEC  AEC-COPEFLOC VI SINH THẾ HỆ MỚI - GIẢI PHÁP XỬ LÝ ĐÁY AO KHÍ ĐỘC VÀ GÂY MÀU  TỰ NHIÊN |AU MY AEC - YouTube

- Quản lý cho ăn hợp lý tránh cho ăn thừa, hạn chế ô nhiễm môi trường, khí độc, ảnh hưởng đến tảo và chất lượng nước.

- Để ổn định màu nước và không để mất màu trong tháng nuôi đầu tiên, đánh khoáng gây tảo AEC-Bio Alga, định kì 7-10 ngày một lần. 

7. Xử lý ao tôm nước trong và Lab-lab trong ao tôm

Lab-lab là gì?

Do nước ao trong, tầng đáy ao bị ánh nắng mặt trời chiếu xuyên qua nước, thẳng xuống đáy ao, làm cho tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippin) là Lab-Lab.

Hình 4.1: Lab lab và tảo tàn sau khi chết nổi trong ao tôm

Hình 11: Lab lab và tảo tàn sau khi chết nổi trong ao tôm

Cách xử lý nước trong và Lab-lab

Để khắc phục tình trạng tảo đáy thì thực hiện những bước thực hiện sau :

- Nhờ nước ao ấm nên khi bị bong tróc, lab-lab dễ nổi lên mặt nước, dạt về cuối hướng gió. Dùng vợt vớt đưa lên bờ đến khi đáy ao không còn tảo đáy nữa.

- Bón vôi nâng pH và kiềm sau đó tiến hành gây màu lại theo cách trên.

- Nên nâng cao mực nước lên 1,2 mét và sử dụng vi sinh AEC-Copefloc ủ gây màu tảo, sử dụng vi sinh VS 01, BZT làm sạch đáy ao và khí độc.

Nếu bà con có bất kỳ câu hỏi nào về sản phẩm hoặc cách phòng ngừa và điều trị bệnh gan ruột ở tôm thì hãy liên hệ ngay với công ty Âu Mỹ AEC qua Hotline 0855 678 679 hoặc Website AuMyAEC.com để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ kỹ sư công ty!

Aec – Bio Alga | Khoáng tạt – tạo tảo, trùng chỉ, ốc gạo. – ÂU MỸ AEC Vs 01 (Can) | Chuyển hóa NH3, NO2, cắt tảo trong ao nuôi AEC-COPEFLOC Men vi sinh giúp tạo thức ăn tự nhiên, ngừa vibrio và EHP – ÂU  MỸ AEC

Hình 12: Một số sản phâm xử lí tảo của công ty Âu Mỹ AEC

 

Cập nhật nội dung: Nguyễn Thị Kim Thoa

 

Đang xem: XỬ LÝ AO TÔM NƯỚC TRONG DO TẢO TÀN, SỤP TẢO, LAB-LAB

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận

Phan Khoa 14/08/2021

Quá cụ thể và chi tiết thật tiện lợi.
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.