Cách Phòng trị bệnh đường ruột tôm thẻ chân trắng năm 2023

Cách Phòng trị bệnh đường ruột tôm thẻ chân trắng năm 2023
Chia sẻ:

Năm 2023, là năm vô cùng khó khăn đối với ngành nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT), khi giá tôm đang ở mức cực kỳ thấp và vấn đề về dịch bệnh trên TTCT ngày càng phổ biến và khó kiểm soát, đặc biệt là các bệnh đường ruột ở tôm và bệnh liên quan đến gan tụy TTCT. Trong bài viết này, Âu Mỹ chia sẻ với bà con về biện pháp phòng và cách trị bệnh đường ruột tôm thẻ chân trắng để tối ưu năng suất và chất lượng vụ nuôi của bà con.

Lợi ích của việc nhận diện phòng ngừa bệnh đường ruột ở tôm từ sớm?

  • Chủ động trong quá trình nuôi và xử lý được hiệu quả, tránh để tôm chuyển sang các bệnh nặng hơn như: phân trắng, xuất huyết đường ruột,.
  • Giúp tôm khỏe, sức đề kháng tốt, tăng trưởng nhanh.
  • Tối ưu hóa được chi phí, giảm hệ số FCR.
  • Hạn chế được sự ô nhiễm nguồn nước, vi khuẩn gây bệnh gây phát sinh bệnh trên tôm.

Cấu tạo đường ruột tôm thẻ chân trắng:

Cấu tạo chung các bộ phận của tôm thẻ

Hình 1 : Cấu tạo chung các bộ phận của TTCT

Đường ruột tôm nằm dưới gan tụy và kéo dài xuống đuôi tôm, với chức năng quan trọng là tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. 
Đường ruột tôm được chia thành 3 đoạn: Ruột trước, ruột giữa và ruột sau.

  • Ruột trước: Đây là phần đầu tiên của đường ruột bắt đầu từ miệng đến dạ dày, khi tôm ăn vào chứa tại dạ dày và quá trình tiêu hóa thức ăn bắt đầu với sự tác động của enzym tiêu hóa.
  • Ruột giữa: Phần dài và uốn lượn của đường ruột, bề mặt ruột giữa lớn giữ vai trò chính trong việc hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn vào cơ thể.
  • Ruột sau: Phần cuối cùng của đường ruột, có chức năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng còn lại từ thức ăn. Đây cũng là nơi tạo thành và lưu trữ phân trước khi được loại bỏ ra khỏi cơ thể tôm.

Chức năng đường ruột tôm thẻ chân trắng

Đường ruột tôm nói chung là cơ quan rất quan trọng hệ tiêu hóa của tôm bên cạnh khối gan tụy, có chức năng chính trong chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn. Khi thức ăn được tôm gắp đưa vào miệng thời gian chuyển hóa từ khi ăn đến thải ra ngoài từ 45 đến 60 phút. Đường ruột tôm khỏe và to tôm giúp tôm lớn nhanh, hệ số FCR thấp, sức đề kháng cao, khả năng thích nghi và chống chịu tốt đối với những yếu tố bất lợi từ môi trường. Từ đó, giảm nguy cơ tôm bị các bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, tăng năng suất và chất lượng vụ nuôi.

Việc xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên đường ruột tôm thẻ chân trắng là những triệu chứng ban đầu dẫn đến các bệnh đường ruột ở tôm như hiện tượng trống đường ruột, phân lỏng, phân đứt khúc hay nặng hơn là bệnh phân trắng.

Đường ruột tôm 22 ngày tuổi

Hình 2: Đường ruột tôm 22 ngày tuổi mô hình KIN 68 sử dụng Bộ tứ Gan - Ruột AEC (ảnh: Farm Anh Phong, Cà Mau)

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đường ruột ở tôm

Nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh đường ruột trên tôm thẻ là môi trường ao nuôi bị ô nhiễm hay sự thay đổi đột ngột của môi trường. Đây là yếu tố dẫn đến sự bùng phát của các mầm bệnh trên tôm, đặc biệt là bệnh đường ruột tôm thẻ.

Khi môi trường nước ao bị ô nhiễm sẽ tiềm ẩn những tác nhân gây bệnh đường ruột ở tôm như: 

  • Lượng chất hữu cơ: Tiềm ẩn nguy cơ bùng phát khí độc NH3, NO2 và đặc biệt là H2S rất nguy hiểm cho đường ruột tôm nói riêng và sức khỏe tôm nói chung.
  • Vi khuẩn Vibrio: Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh đường ruột tôm thẻ là vi khuẩn Vibrio. Chúng xâm nhập vào đường ruột tôm thông qua thức ăn hoặc nước, ảnh hưởng đến gan tụy gây bệnh EMS/AHPND và là nguyên nhân gây xuất huyết đường ruột và các vấn đề bất lợi liên quan đến đường ruột. Viêm ruột do Vibrio có thể làm suy yếu khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của tôm và gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, khó tiêu và mất sức.

Khuẩn đường ruột ở tôm

Hình 3: Khuẩn đường ruột trong nước trên đĩa khuẩn: khuẩn lạc màu vàng trên đĩa khuẩn TCBS (trái); khuẩn lạc màu xanh trên đĩa khuẩn Chrome Aga (phải).

  • Ký sinh trùng Gregarines: Chúng bám vào thành ruột và ký sinh trên đó, gây tắc nghẽn đường ruột, làm tổn thương lớp niêm mạc đường ruột, đây là cơ hội để các vi khuẩn gây hại xâm nhập và gây bệnh trên tôm thẻ. 

Ký sinh trùng Gregarine trên tôm

Hình 4: Ký sinh trùng Gregarine trên tôm.

  • Thời tiết thay đổi: trời nắng nóng hay quá lạnh, mưa kéo dài làm giảm sức đề kháng, tôm giảm ăn và mắc các bệnh đường ruột.
  • Tôm ăn phải tảo độc: các loài tảo độc như tảo lam, tảo mắt, tảo giáp. Khi tôm ăn phải các tảo này gây khó tiêu, tắc nghẽn đường ruột, một số loài còn tiết ra độc tố làm tôm dễ bị ngộ độc và gây ra các bệnh đường ruột ở tôm, tạo điều kiện cho vi khuẩn và các mầm bệnh tấn công đường ruột và gây bệnh nặng hơn.
  • Độc tố từ nấm mốc: khi tôm ăn phải thức ăn ẩm mốc, vón cục hay thức ăn bị vướng trên cầu nhá, trên bạt.. lâu ngày bị nấm mốc tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh đường ruột ở tôm. 
  • Nấm đồng tiền: hay còn gọi là nấm chân chó phát triển trong ao, đây là ổ hộp của các nấm, vi khuẩn và tảo được xem là ổ chứa các mầm bệnh gây bệnh đường ruột nếu tôm ăn phải chúng. Nấm đồng tiền xuất hiện trong ao khi môi trường ao nuôi quá dơ, hợp chất hữu cơ trong ao nhiều không được lấy ra ngoài môi trường.
  • Sử dụng diệt khuẩn không đúng cách: Việc sử dụng quá liều, không  tuân thủ hướng dẫn khi sử thuốc diệt khuẩn (BKC, Clorin, Sunfat đồng, decis,…) có thể gây tổn thương cho hệ vi khuẩn có lợi trong ruột của tôm, trong nước, gây mất cân bằng vi khuẩn và ảnh hưởng đến đường ruột tôm.

Ao nuôi có nhiều tảo hại xấu đến tôm

Hình 5: Ao nuôi có nhiều tảo hại (trái); đường ruột tôm khi ăn phải tảo xấu gây khó tiêu hóa (phải).

Dấu hiệu nhận biết bệnh đường ruột tôm thẻ

  • Tôm chậm lớn, nhợt nhạt, giảm ăn, ăn không nhanh,  hoạt động kém, sức khỏe yếu.
  • Tôm bị nhiễm ký sinh trùng: ruột bị xoắn lò xo (ruột zích zắc), có mủ đuôi.

Đường ruột tôm bị lò xo

Hình 6: Đường ruột tôm bị lò xo (trái); tôm bị mũ đuôi (phải) dấu hiệu tôm nhiễm ký sinh trùng.

  • Khi quan sát đường ruột tôm dưới ánh nắng thấy đường ruột lỏng, có dấu hiệu đỏ (xuất huyết, viêm ruột) làm tôm không hấp thụ được thức ăn. Thức ăn trong đường ruột không cố định chuyển động khi lắc nhẹ thân tôm.

Tôm bị lỏng đường ruột

Hình 7: Tôm bị lỏng đường ruột, đường phân 2 màu.

  • Đường ruột tôm đứt khúc thành từng đoạn hay trống đường ruột (đường ruột không có thức ăn).

Đường ruột tôm bị đứt khúc

Hình 8: Đường ruột tôm bị đứt khúc, đường ruột không đầy thức ăn.

  • Phân tôm: Phân tôm trong nhá nát, phân đứt thành từng đoạn ngắn hoặc không đều nhau, màu sắc phân nhợt nhạt, phân 2 màu, phân sống. Khi dưới gió ở các gốc trong ao buổi sáng gần mé có phân nổi lên mặt dạng sợi màu trắng, nước dơ.

Phân trong nhá bị bả

Hình 9: Phân trong nhá bị bả, lỏng màu sắc khác thường.

Phòng ngừa các bệnh đường ruột trên tôm

Lựa chọn và bảo quản tốt thức ăn

  • Lựa chọn và bảo quản tốt thức ăn cho tôm, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và chất lượng thức ăn.
  • Lựa chọn kích cỡ viên thức ăn phù hợp với cỡ miệng của tôm theo từng giai đoạn phát triển của tôm.
  • Kiểm soát tốt lượng thức ăn cho tôm ăn, tránh dư thừa làm ảnh hưởng xấu môi trường nước ao nuôi.

Quản lý tốt môi trường nước ao nuôi

Trước khi thả giống: Cải tạo ao nuôi kỹ lưỡng theo đúng quy trình kỹ thuật phù hợp mới hình thức nuôi. Vệ sinh kỹ lưỡng các trang thiết bị sử dụng trong ao nuôi. Sử dụng quy trình sinh học nuôi vi sinh trong ao, vi khuẩn có lợi ức chế khuẩn có hại. 

Sau khi thả giống: 

  • Định kỳ bổ sung vi sinh và các chế phẩm sinh học để phân hủy chất hữu cơ, xác tảo, phân tôm, vỏ lột của tôm… như ZP-US, VS 01 hoặc AEC-Copefloc.
  • Xiphong đáy ao  liên tục để loại bỏ thức ăn dư thừa và phân tôm.
  • Đảm bảo cung cấp đủ oxy đặc biệt là khu vực đáy ao, rúng ao nuôi để hạn chế sự phát sinh khí độc H2S, NH3, NO2 ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, đặc biệt là đường ruột tôm. 

Kiểm tra đường ruột tôm hằng ngày:

Việc này rất quan trọng để sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh đường ruột tôm thẻ chân trắng. Đồng thời, kịp thời đưa ra các giải pháp điều trị phù hợp với ao nuôi.

Sử dụng Bộ tứ Gan - Ruột AEC  “Zym Thaid - Super Onut - Pro Utines - Liver Bio" để phòng bệnh đường ruột tôm

Bộ tứ Gan - Ruột AEC bao gồm: “Zym Thaid - Super Onut - Pro Utines - Liver Bio” với những ưu điểm vượt trội trong hỗ trợ phòng và cách trị bệnh đường ruột tôm thẻ chân trắng: 

  • Zym Thaid: Enzyme cao cấp hỗ trợ nong to đường ruột và đào thải kháng sinh, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường ruột trên tôm như phân trắng, phân lỏng, phân đứt khúc và phục hồi đường ruột sau khi điều trị bệnh trên tôm.
  • Super Onut: Thảo dược trích ly từ tỏi, tinh cau giúp hỗ trợ điều trị và phục hồi đường ruột khi bệnh phân trắng và sau khi điều trị ký sinh trùng. Trong tỏi có chứa chất Allicin có tính kháng khuẩn cao giúp đẩy nhanh sự phục hồi của đường ruột, đồng thời làm chắc đường ruột.
  • Pro Utines: Thảo dược điều trị bệnh phân trắng và các bệnh liên quan đến đường ruột như: lỏng đường ruột, trống đường ruột... Sản phẩm được chứa các chất được trích ly từ các thảo dược (vàng ngọc, mật gấu, nghệ, gừng, tỏi..) được chứng minh là rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh liên quan đến đường ruột, không ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của tôm. Ngoài ra, Pro Utines còn giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh đường ruột tăng sức khỏe tôm nuôi.
  • Liver Bio: Nguyên liệu sử dụng có nguồn gốc thảo dược (mật nhân, mật gấu, diệp hạ châu, atiso..,), giúp bổ gan, giải độc gan, hỗ trợ phục hồi chức năng của gan tụy, duy trì màu gan nâu đẹp nên Liver Bio rất quan trọng trong quá trình phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến gan ruột tôm.

Vì những lợi ích tích cực mà  Bộ tứ Gan - Ruột AEC có thể mang lại cho tôm trong quá trình nuôi thì việc cho ăn Bộ Tứ Gan Ruột AEC xuyên suốt trong vụ nuôi đề phòng ngừa các bệnh trên tôm đặc biệt là bệnh đường ruột tôm thẻ.

Cách trị bệnh đường ruột trên tôm thẻ chân trắng bằng Bộ tứ Gan - Ruột AEC:

Khi tôm mắc các bệnh đường ruột cần xác định nguyên nhân và thực hiện song song 2 quá trình điều chỉnh môi trường nước ao nuôi và sử dụng Bộ tứ Gan - Ruột AEC để điều trị và phục hồi đường ruột tôm.  

Trường hợp 1: Trường hợp tôm bị lỏng đường ruột, đường ruột đứt khúc, phân bã, tôm đi phân sống.

Hình 10: Phân tôm trong vó bị nát (trái) và màu sắc gan thay đổi; đường ruột mờ và lỏng (phải).

Xử lý môi trường

Ngày 1:

  • Cắt giảm thức ăn, xiphong và thay nước 20-30% để giảm tảo và loại bỏ thức ăn dư thừa.
  • Kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố môi trường độ pH, cân bằng hệ đệm bằng vôi CaCO3, khi có khí độc cao cần bổ sung Yuca Zym nhằm hấp thụ khí độc chống sốc cho tôm, đồng thời cần bật quạt mạnh để cung cấp đủ oxy cho tôm.
  • 6h tối: Diệt khuẩn IODINE 90 1L/2.000m3, chạy quạt 24/24

Cho ăn - Bộ tứ Gan - Ruột AEC 

  • Sáng: Zym Thaid (5g)+ Super Onut (20ml) + SH ZYM (20g)
  • Trưa: Zym Thaid (5g) + Pro Utines (15ml) + SH ZYM (20g)
  • Xế: Zym Thaid (5g) + Super Onut (20ml) + SH ZYM (10ml)
  • Chiều: Zym thaid (5g ) + Liver Bio (10ml)+ Super mix (10ml)
  • Tối: Zym thaid (5g) + Liver Bio (10ml) + Super mix (10ml)

Ngày 2:

  • 16h chiều: sử dụng 1 gói Z AM/2.000m3.
  • Cấy men vi sinh ZP-US 1 gói/1.000-1.500m3 lúc tối 8-10h đêm.
  • Lịch cho ăn thuốc giống ngày 1.

*Lưu ý: Cho ăn liên tục 2 -3 ngày đến khi hết bệnh và duy trì Bộ tứ Gan - Ruột suốt vụ nuôi. Zym thaid ủ sử dụng xuyên suốt vụ nuôi.

Công thức ủ: 1 gói Zym Thaid + 1 kg đường cát hoặc đường thẻ + 100g muối + 20L nước sạch, sục khí 3 - 4h, sau đó ủ yếm khí 6 - 8h có thể sử dụng được. Không sử dụng quá lâu nên sử dụng khoảng 15 - 20 ngày hết mẻ vi sinh, đậy kín sau khi sử dụng.

Trường hợp 2: Tôm bị nhiễm ký sinh trùng (gây ra trống đường ruột, lỏng đường ruột và nặng có thể gây bệnh phân trắng).

Xử lý môi trường

  • Sử dụng Snail 1 gói/1.000m3 khi phát hiện các vật chủ trung gian gây bệnh ký sinh trùng như ốc, hến, hào chỉ… đối với tôm 15-25 ngày tuổi. Để phòng ngừa bệnh đường ruột.
  • Nếu tôm bị ký sinh trùng cao (mật độ trên 3+) thì có điều kiện chuyển ao, làm sạch môi trường.
  • Khi tôm có dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng:

Ngày 1: Sáng 8h diệt khuẩn Nano 79 (1L/2.000m3) trộn Oxy Gen viên hay Yca Zeolite hạt để diệt tầng đáy ao, chạy quạt 24/24.
Ngày 2: 

  • 16h chiều: sử dụng 1 gói Z AM/2.000m3
  • Pha nước tạt trực tiếp men vi sinh ZP-US 1 gói/1.000-1.500m3 tối 19h chạy quạt 24/24.

Cho ăn - Bộ tứ Gan - Ruột AEC 

Ngày 1, 2, 3:

  • Sáng: Zym Thaid (5g) + TTC F100(15ml)
  • Trưa: Zym Thaid (5g) + Pro Utines (15ml) + SH ZYM (20g)
  • Xế: Zym Thaid (5g) + Super Onut (20ml) + SH ZYM (10ml)
  • Chiều: Zym Thaid (5g) + Liver Bio (10ml)+ Super Mix (10ml)
  • Tối: Zym Thaid (5g) + Liver Bio (10ml) + Super Mix (10ml)

Ngày 4, 5: 

  • Sáng: Zym Thaid (5g)+ Super Onut (20ml) + SH ZYM (20g)
  • Trưa: Zym Thaid (5g) + Pro Utines (15ml) + SH ZYM (20g)
  • Xế: Zym Thaid (5g) + Super Onut (20ml) + SH ZYM (10ml)
  • Chiều: Zym Thaid (5g) + Liver Bio (10ml)+ Super Mix (10ml)
  • Tối: Zym Thaid (5g) + Liver Bio (10ml) + Super Mix (10ml)

*Lưu ý: Định kỳ 7 - 10 ngày nên sổ ký sinh trùng TTC F100 - 1 lần vào buổi sáng để đảm bảo đường ruột tôm được chắc khỏe, hấp thu dinh dưỡng tốt. Song song đó, việc bổ sung Bộ tứ Gan - Ruột AEC xuyên suốt vụ nuôi là rất quan trọng để duy trì đường ruột tốt, hấp thụ thức ăn, dinh dưỡng tốt góp phần giảm chi phí nuôi.

Tóm lại: 

Sử dụng Bộ 4 Gan - Ruột AEC để phòng ngừa bệnh đường ruột trong quá trình nuôi là vô cùng quan trọng vì Bộ 4 Gan - Ruột AEC sẽ bảo vệ toàn diện sức khỏe tôm nuôi. phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh đường ruột trên tôm, tăng tỷ lệ sống, giảm giá thành sản xuất và tăng hiệu suất vụ nuôi, việc phòng ngừa bằng các sản phẩm thảo dược giúp hạn chế tối đa kháng sinh trong vụ nuôi, từ đó đảm bảo chất lượng và an toàn cho tôm nuôi.

Vì vậy, việc sử dụng thuốc đặc trị đường ruột tôm - Bộ 4 Gan - Ruột AEC phòng ngừa bệnh đường ruột trên tôm thẻ là điều cần thiết để đạt được sản xuất tôm bền vững và đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Bộ Tứ Gan - Ruột Âu Mỹ AeC

Hình 11: Bộ tứ Gan - Ruột AEC


Chỉnh bản thảo: Ks Trần Châu Liêm
Duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực

 

Đang xem: Cách Phòng trị bệnh đường ruột tôm thẻ chân trắng năm 2023

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.