KHÔNG LO SỨA NƯỚC VỚI MÔ HÌNH AEC COPEFLOCK 63

KHÔNG LO SỨA NƯỚC VỚI MÔ HÌNH AEC COPEFLOCK 63
Chia sẻ:

Tổng quan về sứa và tác hại của sứa trong ao nuôi tôm

Sứa là loài thân mềm, không xương sống. Chúng lội theo từng đàn và xuất hiện hầu hết ở các ao nuôi tôm, từ ao nuôi quảng canh cho đến nuôi thâm canh và ao lót bạt (công nghệ cao). Và sống được hầu hết ở các độ mặn khác nhau.

Sứa xuất hiện theo mùa, thường xuất hiện nhiều vào các tháng 10 ( năm trước), đến tháng 5 (năm sau).

Sứa ở dạng trứng theo nước vào ao nuôi. Do Sứa lúc nhỏ ở dạng trứng, nên rất khó lọc chúng khi bơm nước. Thường phát hiện sứa có trong ao nuôi, lúc chúng đã nở thành con. Dễ nhận biết sứa bằng cách dùng vợt vớt xung quanh ao ( đối với ao quảng canh), hay khi thăm nhá thường thấy sứa ( ao thâm canh). Bằng mắt thường có thể thấy sứa, chúng có màu trong suốt, nhớt (như rau câu). Sứa phát triển vào sáng sớm hay buổi tối, Sứa hay nổi trên mặt nước để lấy oxy.

Hình ảnh sứa trong ao

 Sứa nước trong ao nuôi tôm Chú 8- Hòa Bình - Bạc Liêu

Khi sứa xuất hiện trong ao với mật độ thấp, thì rất ít ảnh hưởng đến động vật nuôi. Ao nuôi có sứa nếu môi trường ao nuôi tốt, không có khí độc, ít có vi khuẩn, không có vi rút có hại, thì hầu như chúng không ảnh hưởng đến động vật nuôi. Tuy nhiên, để quản lý được môi trường ao nuôi lý tưởng đây là một  thử thách. Sứa nhiều sẽ tiết ra chất độc cho tôm, có khi dẫn đến phát sáng nước ao nuôi. Chúng lấy oxy trong ao, làm cho ao nuôi thường xuyên thiếu oxy cục bộ. Thức ăn của Sứa là các động vật phù du trong nước nên cạnh tranh thức ăn với tôm, đồng thời Sứa cũng là thức ăn của tôm giai đoạn đầu.

Ảnh hưởng việc diệt sứa dùng hóa chất

Những năm gần đây, trong ao có sứa tôm thường hay bị nhiễm bệnh và chết. Vì vậy, người nuôi tôm tìm mọi cách để diệt chúng. Thường dùng các loại nguyên liệu hóa chất có gốc CuSO4.5H2O để diệt sứa hoặc các hợp chất có từ gốc Cu (Đồng), Sau khi xử lý Sứa, tôm thường hay bị bệnh liên quan đến gan. Nguyên nhân do có gốc Cu ( Đồng) tồn dư lâu, rất khó phân hủy trong điều kiện ao nuôi, tác động trực tiếp đến gan tụy tôm.

Một số trường hợp sử dụng BKC (Benzalkonium Chloride), hoặc TCCA để diệt Sứa, tuy nhiên với liều 1kg TCCA/1.500 m3, con sứa vẫn không chết nếu tăng nồng độ lên sẽ ảnh hưởng đến tảo và làm hư gan tôm, hoặc tôm bị sốc dẫn đến chết tôm.

 Qua nhiều thông tin và thực tế đã làm, chúng tôi nhận thấy khi diệt được sứa chết bằng hóa chất có gốc Cu (Đồng) nồng độ 1kg/1.000 m3 nước thì tôm cũng chết, đối với ao nuôi tôm thâm canh và ao công nghệ cao (ao lót bạt).

Mô hình AEC Copeflock 63 có thể kiểm soát được khuẩn và ức chế sứa gây hại ra sau?

Việc kiểm soát pH từ 7.5 đến 7.8 và kiềm (kH) từ 150 đến 190 (ppm). Đây là điều kiện tối ưu cho tôm phát triển, và ức chế tảo xấu. Việc kiểm soát pH và kH ở ngưỡng này bằng vi sinh, nhân sinh khối sẽ làm nước ít biến động, lượng vi khuẩn có lợi cao ức chế được vi khuẩn Vibrio có hại trong nước và trong đường ruột tôm đồng thời môi trường ít biến động giúp tôm ít bị sốc. Nước ao nuôi có màu xanh, hay ao nước bị trong hoặc có rong thường thì pH cao, khi pH cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn vibrio và vi rút phát triển.  Đặc biệt với pH > 7.8 tảo không có lợi cho tôm rất dễ phát nhiều và mầm vi khuẩn xấu có xu hướng tăng cao đồng nghĩa với việc đường ruột và gan tôm dễ bị vi khuẩn, vi rút xâm nhập dễ bệnh chết sớm, gan tụy cấp (EMS/AHPND) hoặc đốm trắng (WSSV).

Việc chạy quạt nhiều cung cấp đủ oxy, sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển, ngoài ra tránh ao phân tầng nhiệt độ và tôm thường xuyên vận động, nước ao nuôi nhanh lên đục, giảm được ánh sáng mặt trời chiếu sáng, hạn chế tảo phát triển. Đồng thời làm ổn định pH ao nuôi.

Thức ăn tự nhiên copepoda cung cấp giai đoạn 15 ngày đầu được gây và duy trì bằng AEC copefloc + Bio alga N01 giúp lọc tảo và tạo sức đề kháng cho tôm. Ngoài ra tạo hệ tiêu hóa tốt cho tôm, giúp giảm tải áp lực lên gan tôm do quá trình chuyển hóa đạm từ thức ăn công nghiệp. Kiểm soát chặt chẽ thức ăn, cho ăn thiếu hơn so với bình thường khoảng 70% xem như ăn dặm giai đoạn đầu, để giảm tải khả năng chuyển hóa đạm và tập quen dần thức ăn công nghiệp đồng thời giúp tôm đói sẽ ăn con Sứa mà không gây hại nhiều cho tôm. Việc ăn sứa với lượng thức ăn công nghiệp ít giúp tôm dễ tiêu hóa hoặc dễ bài tiết hơn.

Tôm 45 ngày tuổi

 Tôm Farm Tuấn Nghị được 45 ngày tuổi

Kết quả từ từ việc sử dụng quy trình trong việc ngừa bệnh đường ruột khi ao có sứa.

Mô hình AEC COPEFLOCK 63 Tại Farm Chú 8 được thực hiện và có nhiều thành công thông tin vụ nuôi như sau:

Địa điểm: Ấp 17 -  Vĩnh Hậu A- Hòa Bình -  Bạc Liêu

Diện tích Ao:  1.600m2, độ mặn lúc thả 22 phần nghìn (ppt)

Mật độ nuôi: Nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm giống Copepoda - Cty STC) Lượng thả: 160.000 con. Mật độ 100 con/m2

Thời gian và size tôm: Báo cáo kết quả từ ngày thứ 10 phát hiện sứa đến ngày 17 hết sứa cho 2 ao nuôi số 3 và ao nuôi số 4 - 2 ao sử dụng như nhau mật độ giống nhau cùng diện tích.

Kết quả sau 7 ngày kiểm tra Sứa không còn, nước đục tôm ăn hết Sứa.

Kết quả sau 7 ngày kiểm tra Sứa không còn, nước đục tôm ăn hết Sứa

Kết quả test mẫu tôm

Kết quả test 2 mẫu tôm ao 3 và ao 4 Farm Chú 8- Hòa Bình - Bạc Liêu

Kết quả test 2 mẫu nước ao 3 và ao 4 Farm Chú 8- Hòa Bình - Bạc Liêu

Kết quả test 2 mẫu nước ao 3 và ao 4 Farm Chú 8- Hòa Bình - Bạc Liêu

Mô hình AEC COPEFLOCK 63 Tại Farm Tuấn Nghị - Cái Nước - Cà Mau được thành công xuyên suốt trong 2 năm qua thực tế  như sau:

Địa điểm: Farm nuôi Tuấn Nghị Cái Nước – Cà Mau

Diện tích Ao:  Ao đất S = 800 m2. thả 100.000 post (tôm giống Copepoda - Cty STC)

Mật độ nuôi: 120 con/m2, độ mặn lúc thả 17 ppt

Thời gian và size tôm: Báo cáo kết quả trong 6 ngày xử lý nước như sau:

Kết quả nuôi sau 6 ngày Sứa không còn, tôm khỏe và kiểm tra lại gan, ruột vẫn tốt

Kết quả nuôi sau 6 ngày Sứa không còn, tôm khỏe và kiểm tra lại gan, ruột vẫn tốt

Kết quả test 2 mẫu tôm ao 3 và ao 4 Farm Chú 8- Hòa Bình - Bạc Liêu

Kết quả test mẫu tôm ao Tuấn Nghị - Cái Nước Cà Mau

Test khuẩn ao

Test khuẩn ao anh Nghị- Cái Nước Cà Mau (bên trái) Ao 3 và ao 4 Farm Chú 8 Bạc Liêu (hình bên phải)

Âu Mỹ AEC khuyến cáo

Sứa nước hoặc 2 mảnh có thể xuất hiện nếu như ban đầu không xử lý kỹ nguồn nước cấp vào ao nuôi.

Nên có ao lắng nước trong ao lắng sử dụng lưới lan tạo hình Ziczac để các 2 mảnh trứng, sứa nước, hào chỉ các vật chủ bám lên đồng thời có thời gian chúng bám dính sau đó mới cấp ao nuôi được an toàn.

Mô hình AEC Copeflock 63 có thể xử lý tốt bằng vi sinh nếu ao nuôi có sứa xuất hiện mà không cần dùng hóa chất để diệt Sứa

Diệt sứa,  2 mảnh, ốc đinh, hào chỉ cho lúc ban đầu bằng F200 đúng liều lượng đảm bảo quá trình nuôi an toàn.

Khi có sứa kiểm soát thông số pH = 7.5 - 7.6 bằng cách tạt vi sinh mỗi đêm lúc 20 giờ và tạt trực tiếp TS68 tăng cường sẽ ức chế vi khuẩn có hại phát triển và giúp tôm không bị bệnh hoặc ảnh hưởng gan ruột.

Trong điều kiện thực tế đang thực hiện tôm ăn sứa từ giai đoạn 17 đến 20 ngày tuổi và không gây bệnh đối với tôm và tôm phát triển tốt về ruột và gan.

Sản phẩm điều trị sứa

 

Người viết bài

KS. Trần Quốc Trường

KS.Dương Như Phụng

Bố cục định dạng: KS trần Huỳnh Như

Chỉnh sửa duyệt nội dung: ThS Lê Trung Thực

Đang xem: KHÔNG LO SỨA NƯỚC VỚI MÔ HÌNH AEC COPEFLOCK 63

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.