NUÔI TÔM HOÀN TOÀN BẰNG THỨC ĂN TỰ NHIÊN | MÔ HÌNH AEC 79

NUÔI TÔM HOÀN TOÀN BẰNG THỨC ĂN TỰ NHIÊN | MÔ HÌNH AEC 79
Chia sẻ:

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, lượng mưa lớn và liên tục, nắng hạn kéo dài và xâm nhập mặn ngày càng gia tăng, các yếu tố môi trường thường xuyên thay đổi và biến động. Đặc biệt, môi trường bên ngoài và các kênh sông ngày càng trở nên phức tạp và ô nhiễm nặng. Vì vậy, các loại dịch bệnh trên tôm như: Đốm trắng, đỏ thân, gan tụy cấp, EMS, phân trắng, ký sinh trùng, đục cơ, chậm lớn, EHP… đã và đang liên tục xảy ra, gây thiệt hại lớn và hậu quả nặng nề cho người nuôi tôm. Tình trạng sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi Tôm quá phổ biến và tràn lan, đe dọa đến sức khỏe con người, bị cấm xuất khẩu, ảnh hưởng đến thương hiệu tôm Việt Nam. Về lâu dài, các nhà máy không thu mua Tôm bị nhiễm kháng sinh cấm gây rủi ro lớn hơn cho người nuôi Tôm. Bên cạnh đó, giá thức ăn ngày càng tăng và giá các nguyên liệu đầu vào cũng ngày càng tăng, nhưng nghịch lý là giá tôm lại không ổn định.

Mô hình ao nuôi Tôm lót bạt đang phát triển nhưng đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn và kỹ thuật cao.

Giá thành sản xuất của tôm Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới như Ấn Độ, Thái Lan, Ecuador, Indonesia nên mất đi nhiều lợi thế cạnh tranh và giảm thị trường so với các đối thủ trong tương lai. Đồng thời, sau dịch bệnh Covid-19, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng những thực phẩm sạch hơn, hữu cơ, thân thiện với môi trường và có thể truy xuất nguồn gốc. Nuôi Tôm có quá nhiều rủi ro, cần Quy trình ổn định, giải pháp cách mạng, bền vững lâu dài, tạo liên kết theo chuỗi để có nguồn nguyên liệu sạch phân phối trong nước và xuất khẩu.

Những câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để tiết kiệm chi phí, hiệu quả bền vững cho người nuôi Tôm? Làm thế nào để gia tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của thương hiệu Tôm Việt Nam? Làm thế nào để nuôi Tôm an toàn, ít dịch bệnh, ít sử dụng kháng sinh, hóa chất để cải thiện và phục hồi lại môi trường sinh thái nuôi tôm như đầu những năm 2000?

Thăm ao nuôi tôm bằng thức ăn tự nhiên theo mô hình aec79

Chuyên gia môi sinh - Đào tạo Ths Lê Trung Thực thăm mô hình AEC 79 nuôi tôm sinh thái rừng Năm Căn - Cà Mau

Nuôi tôm là nuôi nước, câu nói được nói bởi hầu hết những ai đã và đang nuôi Tôm, nhưng thế nào là nuôi nước thì không ai có thể nói được chính xác. Chúng tôi đã từng tạo ra các tiêu chuẩn nước, thậm chí lọc sạch nước như nước tinh khiết và diệt sạch khuẩn rồi bổ sung các thành phần khoáng chất, vi sinh tạo ra một môi trường nước mà chúng tôi nghĩ là tốt nhất nhưng vẫn không thành công. Thật vậy, những cái tốt nhân tạo đó chưa từng và sẽ không bao giờ là cái tốt nhất cho Tôm như chúng ta nghĩ.

Thuận theo tự nhiên là quy tắc đầu tiên mà chúng ta phải tuân theo. Những gì tự nhiên nhất sẽ là phù hợp nhất với Tôm do đặc tính của con tôm là loại tự nhiên sống ở sông, biển.

Giới thiệu mô hình nuôi tôm hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên AEC 79

Sau nhiều năm đồng hành hỗ trợ người nuôi, hơn ai hết, chúng tôi hoàn toàn cảm nhận được những trăn trở và những thách thức mà người nuôi tôm phải đối mặt. Hơn nữa, với việc đầu tư trang thiết bị, vật tư phục vụ nuôi thấp, lực lượng lao động đa số đã lớn tuổi cũng đặt ra thách thức cho mô hình nuôi. Với sứ mạng cung cấp các giải pháp kinh tế hiệu quả và nâng cao thu nhập cho các hộ nuôi, chúng tôi đã nghiên cứu thành công nhiều mô hình canh tác hiệu quả và hỗ trợ bà con nông dân trong nhiều năm qua. Một trong những mô hình phù hợp các vấn đề trên và tạo bước đột phá lớn cho người nuôi Tôm là Mô hình AEC 79. Đây là mô hình nuôi Tôm hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên vì chúng tôi nhận thấy việc phục hồi môi trường sinh thái tự nhiên sẽ giúp con tôm khỏe mạnh hơn, ít dịch bệnh.

Mô hình nuôi tôm AEC 79 Version 01

Hình: Mô hình nuôi tôm AEC 79 Version 01

Với việc đưa hệ vi sinh vật phân hủy từ các loài hữu cơ như trái cây, bột ngũ cốc và nguồn khoáng núi lửa nhập khẩu, chúng tôi đã đưa hệ vi sinh xuống đáy ao giúp đáy ao không bị hôi thối, giúp tảo tốt và các loài động vật phù du như: Copepoda, trùn chỉ, crill, ốc gạo… phát triển mạnh. Chúng tôi đã tạo ra và duy trì sự cân bằng hệ sinh thái trong ao nuôi đồng thời phát triển và duy trì chuỗi thức ăn này bằng cách bổ sung hệ Aec Copefloc + AEC - Bio Alga.

Âu Mỹ AEC đã ứng dụng thành công mô hình AEC 79 bằng cách mô phỏng môi trường của ao nuôi giống với môi trường tự nhiên sông hồ, phù hợp với tập tính sống của tôm. Với kỹ thuật này, có thể mang lại thành công bền vững cho việc nuôi Tôm trên ao đất, ao quảng canh, ao quảng canh cải tiến, mô hình tôm - lúa, lúa - tôm, năng tượng - tôm hoặc tôm - rừng sinh thái.

Đặc điểm của Mô hình nuôi tôm bằng thức ăn tự nhiên AEC 79

Mô hình AEC 79 giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng trong hệ sinh thái của ao nuôi theo cách hoàn toàn tự nhiên. Nuôi tôm theo mô hình AEC 79 sẽ giảm thiểu các vấn đề phát sinh và giảm lây lan dịch bệnh, đặc biệt là tạo ra sản phẩm an toàn thông qua quy trình nuôi hữu cơ Organic vì rất ít sử dụng hóa chất để cải tạo và không sử dụng  kháng sinh trong suốt quá trình nuôi.

Điểm khác biệt và tối ưu ở mô hình AEC 79 là luôn đưa vi sinh vào phân hủy đáy ao và ngăn ngừa tình trạng đáy ao bị thối rữa. Đồng thời, duy trì môi trường ổn định và Cân Bằng giúp quá trình nuôi được duy trì (thủ tỉa thả bù) không gián đoạn, giảm chi phí và tăng thu nhập bền vững.

Mô hình AEC 79 có thể áp dụng cho nuôi tôm với cây năng tượng, tôm lúa, lúa tôm, nuôi tôm kết hợp với cây rừng (cây đước, cây bần, cây mắm). Các loại cây này được dùng để lọc cặn, làm sạch môi trường và giúp phát triển tảo tốt làm thức ăn cho động vật phù du. Các loài động vật phù du này chính là nguồn thức ăn tự nhiên cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm, cua.

Với việc sử dụng AEC copefloc + Aec Bio Alga,  tôm thẻ + càng có thể nuôi được mật độ từ 5-10 con/m2 mà không cần sử dụng thức ăn công nghiệp.

Ngoài ra, với Mô hình AEC 79, bà con còn có thể thu hoạch thêm các sản phẩm kết hợp với tôm như: cua, cây năng tượng, hạt lúa từ cây lúa. Trong đó, cây năng tượng và cây lúa là những giá thể và là hệ sinh thái lọc giúp xử lý môi trường. Đồng thời, việc  thu nhập từ các mặt hàng trên cũng làm tăng kinh tế, giúp thu nhập của người nông dân ổn định hơn.

Mô hình AEC 79 ít chi phí, thực tế và dễ áp dụng. Có thể cải tạo khu nuôi mỗi năm một lần vào thời điểm giao mùa hoặc khi xen canh.

Chuỗi thức ăn tự nhiên theo Mô hình AEC 79

Phân thải của Tôm cung cấp nguồn dinh dưỡng cơ bản cho vi sinh và thực vật phù du.

Vi sinh và thực vật phù du trở thành thức ăn cho phiêu sinh động vật hoặc động vật thân mềm sống ở đáy ao.

Phiêu sinh động vật và động vật thân mềm sống ở đáy, động vật phù du, giáp sát nhỏ làm thức ăn cho Tôm.

Chuỗi thức ăn tự nhiên theo mô hình AEC79

Hình: Chuỗi thức ăn tự nhiên

Ưu điểm của mô hình nuôi tôm AEC 79

Thiết kế và vận hành đơn giản, ít rủi ro do dịch bệnh vì tôm ăn động vật phù du với nguồn dinh dưỡng cao nên sức đề kháng của tôm tốt.

Nâng cao mức độ an toàn sinh học cho Tôm, giúp đáy ao sạch sẽ, không còn các khí độc như NH3, NO2-, H2S. Giảm nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh do sức đề kháng của tôm mạnh lên từ việc ăn hệ thức ăn động vật phù du.

Chi phí đầu tư thấp, hệ sinh thái được phục hồi, sử dụng tốt đất bỏ hoang và không gây ô nhiễm môi trường bên ngoài.

Tôm thu hoạch được hoàn toàn sạch, không nhiễm kháng sinh, lớn nhanh và đáp ứng mọi tiêu chuẩn xuất khẩu.

Mô hình AEC-79 và các loại hình nuôi tôm khác như KIN68, AEC - COPEFLOCK 63, sẽ là tương lai của ngành công nghiệp nuôi tôm bền vững, phục hồi được môi trường sinh thái tự nhiên và an toàn sinh học.

Mọi chi tiết vướng mắc, bà con vui lòng liên hệ tới Hotline của Công ty: 0855 678 679 hoặc truy cập Website: https://AECaqua.com để liên tục cập nhật những thông tin mới nhất từ Âu Mỹ - AEC.

Các sản phẩm chính sử dụng trong mô hình

Viết bài: CN Phùng Anh Duy

Chỉnh sửa chính tả và câu văn: Ths Tô Kim Thúy

Sửa và duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực

Đang xem: NUÔI TÔM HOÀN TOÀN BẰNG THỨC ĂN TỰ NHIÊN | MÔ HÌNH AEC 79

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.