TRIỂN VỌNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP AO ĐẤT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

TRIỂN VỌNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP AO ĐẤT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chia sẻ:

Muôn nỗi nhọc nhằn của người nuôi tôm công nghiệp ao đất

Trong những năm qua người nuôi tôm ao đất công nghiệp gặp nhiều thử thách: thua lỗ, không còn khả năng tái sản xuất, biến đổi môi trường nước, đất lão hóa, các vi khuẩn và virus mầm bệnh trong đất tồn lưu sang vụ sau dịch bệnh tăng cao kéo dài; việc sử dụng hóa chất, kháng sinh tràn lan gây tồn lưu trong môi trường, ngăn chặn những vi khuẩn có lợi phát triển, dẫn đến hệ sinh thái mất cân bằng. Hàng loạt thách thức mà người nuôi tôm phải đối mặt, tiềm ẩn nhiều rủi ro và thất bại trên mảnh đất của mình.

Mô hình nuôi tôm AEC COPEFLOCK 63 - Giải pháp hiệu quả và thân thiện cho người nuôi tôm

Thấu hiểu nhọc nhằn và đồng hành cùng bà con nuôi tôm, nhóm kỹ sư Công ty Âu Mỹ AEC đã nghiên cứu mô hình AEC COPEFLOCK 63 (6 giảm và 3 tăng) trên ao đất nuôi tôm công nghiệp, có quạt, ao đất lót bạt bờ hoặc ao đất lót lưới đáy.

Quỳ trình mô hình AEC COPEFLOCK

Hình 1: Sơ lược Quy trình mô hình AEC copeflock 63

Với mục tiêu 6 giảm: 1 - giảm hóa chất sử dụng, không sử dụng kháng sinh, 2 – giảm lượng bùn ô nhiểm khi ít sử dụng thức ăn công nghiệp giai đoạn đầu, 3 - giảm điện năng tiêu thụ, 4 - giảm thời gian nuôi tôm, tôm lớn nhanh tiết kiệm nhân lực, 5 - giảm lượng thải phân tôm khi sử dụng vi sinh và EM có lợi, 6 - giảm rủi ro nhờ ứng dụng kỹ thuật kiểm tra thông số môi trường, sử dụng vi sinh giảm bùn ô nhiễm môi trường đất đai được cải thiện bằng hệ động vật phù du.

Và mục tiêu 3 tăng: 1 - tăng lợi nhuận kinh tế, 2 - tăng khả năng thành công, 3 - tăng sự bền vững cho ngành tôm nói chung.

Đồng hành cùng bà con, Công ty đã triển khai ứng dụng mô hình tại nhiều nơi ở ĐBSCL, mô hình AEC - Copeflock 63 ứng dụng công nghệ nuôi tôm mới nhất mang lại hiệu quả và thân thiện môi trường, sử dụng hệ vi sinh có lợi kết hợp giá thể để gây thức ăn tự nhiên như copepod, động vật phù du, trùn chỉ,  moina (trứng nước), rotifer giúp giảm thức ăn công nghiệp và cải tạo môi trường ao nuôi, tăng sức đề kháng cho tôm, kiểm soát tốt khuẩn có hại như Vibrio parahaemolyticus, harveyi.., giúp tôm ngừa được nhiều bệnh như EMS/AHPND (bệnh chết sớm/gan tụy cấp), EHP (vi bào tử trùng) giảm rủi ro cho người chăn nuôi. Điểm nổi bậc của mô hình này giảm sử dụng hóa chất và không sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm.

Bảng tiêu chi mô hình AEC COPEFLOCK

Hình 2: Bảng tiêu chí Mô hình AEC Copeflock tại Farm Tuấn Nghị - Cà Mau

Triển vọng phổ biến áp dụng mô hình AEC-COPEFLOCK trong nuôi tôm

Trong điều kiện hộ nuôi eo hẹp tài chính, thiếu chi phí đầu tư, cơ sở hạ tầng thiếu, nguồn điện yếu hoặc ao lắng cấp nước nhỏ, kể cả không có do diện tích đất nhỏ mô hình vẫn đáp ứng được tốt và dễ dàng ứng dụng. Kiểm soát pH, sử dụng vi sinh đều đặn để khống chế tảo, làm ức chế vi khuẩn có hại tạo ra môi trường sạch và ổn định cho tôm có thể nâng cao hiệu quả nuôi tôm. Bên cạnhđó, bổ sung khoáng đa vi lượng giúp duy trì và phát triển các động vật phù du và duy trì ổn định đảm bảo đủ lượng thức ăn cho tôm giai đoạn 15 đến 20 ngày đầu không cần sử dụng thức ăn công nghiệp giúp tiết kiệm chi phí và tăng sức đề kháng cho tôm. Cụ thể với 100.000 post thả 15 ngày đầu nếu ăn thức ăn khoảng 100kg hết 3.5 triệu trong khi đó việc gây thức ăn tự nhiên tốn khoảng 1.5 triệu giảm hơn 50% chi phí, ngoài ra sức đề kháng và tốc độ phát triển tôm vẫn tốt hơn.

copepoda tại farm

Hình 3. Ảnh chụp copepoda tại farm Tuấn Nghị sau 7 ngày nuôi

Farm Cậu 2 Khởi: Đầm Dơi Cà Mau

Cậu 2 Khởi Đầm Dơi cho biết: tôi nuôi hơn 15 năm, các ao đều cũ khó nuôi, tài chính eo hẹp, nợ thiếu nhiều, nhờ Kỹ Sư Trường hướng dẫn và hùng nuôi mà 2 vụ vừa qua thành công, tôi rất vui, cuộc sống thoải mái hơn, sắp tới mong công ty và kỹ sư Trường đồng hành giúp tôi và bà con thành công nhiều hơn.

Hình ảnh mô hình tại farm

Hình 4: Farm Cậu 2 Khởi và Farm Chú 8

Farm Chú 8: Hòa Bình  -  Bạc Liêu

Chú 8 Bạc Liêu nói: “Hơn 8 năm qua, lớn tuổi, sức yếu, không nuôi được ao nuôi công nghiệp, tôi đem ao thả cua và tôm, nuôi quảng canh nhưng cũng không thu được gì, cua không lớn và chết lai rai, tôm cũng vậy, không lẻ bỏ, .. nhờ đứa con mới ra trường giới thiệu Công ty Âu Mỹ AEC hướng dẫn mô hình mới, tôi áp dụng 1 năm qua, trúng 2 vụ tôi thấy đây là mô hình mới và cải tạo đất lại khá tốt”.

Hiện tại các hộ nuôi vùng Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu và các các tỉnh ĐBSCL có nhiểu hộ nuôi ứng dụng hiệu quả, Liên Hiệp các Hội KH và KT trực thuộc Ủy Ban tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Công ty phổ biến, chuyển giao, nhân rộng mô hình đến các hộ nuôi trong tỉnh năm 2022 và các năm tiếp theo.

Người viết bài 

KS Trần Quốc Trường 

KS Trần Huỳnh Như

Đang xem: TRIỂN VỌNG CHO NGƯỜI NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP AO ĐẤT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.