NHẬN DIỆN CÁC DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG TRÊN GAN TÔM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

NHẬN DIỆN CÁC DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG TRÊN GAN TÔM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Chia sẻ:

Thường xuyên theo dõi mỗi ngày, quan sát biểu hiện của gan tụy là một khâu quan trọng cơ bản giúp phát hiện bệnh sớm tại ao nuôi. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết tôm bệnh gan tụy 

Gan tụy là thước đo sức khỏe của tôm, rất nhạy cảm trước áp lực căng thẳng của môi trường và mầm bệnh. Để quản lý tốt sức khỏe tôm nuôi, cần tiến hành quan sát những dấu hiệu trong ao nuôi. Đặc biệt trong thời gian từ 7 đến 45 ngày sau khi thả giống, giai đoạn này gan tụy dễ mẫn cảm và suy yếu. Các nguyên nhân thường gây áp lực lên gan tụy tôm như:

  • Di truyền từ tôm bố mẹ, nên sàng lọc trước khi thả giống
  • pH buổi sáng  trong ao nuôi cao > 7.6 tảo xấu lênh nhanh bên cạnh đó khuẩn phát triển theo tôm bị bệnh.
  • Mùa nắng, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm
  • Mưa lớn, làm pH ao thay đổi đột ngột
  • Ngộ độc hóa chất do tồn lưu các chất diệt khuẩn, thuốc trừ sâu
  • Xuất hiện khí độc NH3/NO2 cao, tảo độc xuất hiện
  • Thiếu hụt oxy hòa tan
  • Mầm bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Ngoài ra gan tụy tôm cũng có thể bị ảnh hưởng bởi virus đốm trắng. Trường hợp do virus đốm trắng gây ra sẽ không khắc phục được, nên dập dịch và chuẩn bị cho vụ tiếp theo.

Cách kiểm tra tôm thực tế tại ao: Cần chọn thời điểm xem tôm trong lúc chạy quạt hoặc sau khi cho ăn khoảng 1 giờ 15 phút đến 1 giờ 30 phút, nhằm chọn và kiểm tra tôm chính xác, hợp lý nhất. Chúng ta không những xem thức ăn và phân tôm khi thăm nhá/chộp mà còn thăm tôm ở các góc tù của ao.

Cách lấy mẫu tôm: có thể lấy nhá/chộp cào ở một số góc, chày góc, đặt nhá/chộp ở giữa ao…Bắt tôm vào thùng mút trắng hoặc xô/chậu trắng để quan sát hoạt động bơi lội và gan - ruột để có nhận định và giải pháp chính xác.

Quan sát tôm trong chậu trắng

Quan sát tôm để nhận biết dấu hiệu bệnh gan tụy trên tôm

Phân biệt gan tụy khỏe với gan tụy có dấu hiệu bệnh lý:

Gan tụy khỏe

Gan tụy có

dấu hiệu bệnh lý

Gan tụy có bệnh lý

 do EMS

Gan tôm thẻ có màu nâu vàng hoặc nâu đen.

Có mùi tanh đặc trưng.

Có màng bao gan có màu vàng nhạt.

Kích thước bình thường: rộng tới hai mép mang, dài ngang với cổ giáp, rõ ràng.

Dạ dày hình hạt gạo màu đen, nâu đen.

Soi tươi trên kính: Ống gan dài đều, giọt dầu lipid đầy ống

Gan tụy có màu sắc bất thường: vàng, nhợt nhạt, hồng, đen, xanh…

Gan bè hay gọi sưng gan: có hiện tượng xuất huyết, hồng gan-đỏ gan, kích thước rộng quá hai mép mang, màng bao gan mờ nhạt, khi kiểm tra thấy ống gan vỡ, có dịch màu vàng tanh.

Gan teo: Kích thước gan teo nhỏ, có màu đen, khối gan tụy dai, khó tách.

Soi tươi trên kính sẽ thấy giọt dầu không đều trong ống gan, ống gan teo lại, thể Vermiform xuất hiện.

Giai đoạn đầu: Chỗ nối giữa dạ dày và gan tụy mờ đục (đường ruột vẫn đầy thức ăn, màu gan bình thường).

Giai đoạn 2: Phần mờ đục giữa dạ dày và gan tụy rộng hơn, gan chuyển màu

Giai đoạn 3: Khoảng mờ giữa dạ dày và gan tụy tiếp tục rộng, gan tụy mờ, giảm kích thước, nhạt màu.

Giai đoạn 4: Gan tụy teo hoàn toàn, trống dạ dày, trống ruột. Chết hàng loạt.

Dấu hiệu bệnh gan tụy ở tôm

Dấu hiệu bệnh gan tụy ở tôm

Cách xử lý môi trường nước ao khi kiểm tra trên đĩa thạch TCBS thấy khuẩn xanh> (Nhóm khuẩn gây hại cho gan)  ≥ 300 CFU/ML

Khi môi trường nước ao ô nhiễm, thời tiết mưa lớn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn Vibrio phát triển và xâm nhập vào gan tôm. Do đó, cần ứng phó – cải thiện môi trường nước là một bước rất quan trọng trong phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan tụy.

CHU KỲ XỬ LÝ 1: GIẢI PHÁP ÉP KHUẨN BẰNG VI SINH

Giải pháp ép khuẩn bằng vi sinh

Quy trình giải pháp ép khuẩn bằng vi sinh trị bệnh gan tụy ở tôm

Các sản phẩm ép khuẩn bằng vi sinh

Sản phẩm áp dụng trong chu trình ép khuẩn bằng vi sinh

CHU K XỬ LÝ 2: GIẢI PHÁP DIỆT KHUẨN

Giải pháp diệt khuẩn

Giải pháp diệt khuẩn cho ao tôm

Sản phẩm giải pháp diệt khuẩn - AEC

Sản phẩm diệt khuẩn của Âu Mỹ

CHU KỲ XỬ LÝ 3: GIẢI PHÁP DIỆT KHUẨN ĐỐI VỚI AO NHIỄM EMS

Giải pháp diệt khuẩn ao nhiễm ems

Giải pháp diệt khuẩn với ao nhiễm ems

Sản phẩm diệt khuẩn ao nhiễm ems của Âu Mỹ

Các sản phẩm diệt khuẩn cho ao nhiễm ems của Âu Mỹ

CÁCH TRỘN THUỐC CHO TÔM ĂN KHI TÔM CÓ DẤU HIỆU GAN TỤY XẤU DO MÔI TRƯỜNG

Khi môi trường xấu, sức ăn giảm nhẹ, khuẩn xanh nhiều (≥ 300 CFU/ml) hoặc tôm bị stress - sức ăn bất thường thì nên giảm 50% lượng thức ăn/ngày. Trộn thuốc theo 4 cữ/ ngày

CÁCH TRỘN THUỐC CHO TÔM

QUY TRÌNH XỬ LÝ LMS

CÁCH TRỘN THUỐC CHO TÔM ĂN KHI TÔM CÓ DẤU HIỆU GAN TỤY CẤP (EMS/AHPNS)

Khi môi trường xấu, nước nhớt, tôm ăn bất thường, đoạn nối giữa bao tử và gan tụy mờ đục, khuẩn xanh nhiều (≥ 300 CFU/ml) ăn và tạt  thuốc theo 4 cữ:

QUY TRÌNH XỬ LÝ LMS

XỬ LÝ GAN TỤY CẤP

Trường hợp tôm ăn yếu, môi trường xấu, trống đường ruột nên cắt cữ, xử lý môi trường, chạy quạt liên tục 2-3 ngày và bổ sung vào môi trường các chất tăng đề kháng cho tôm và theo dõi như sau:

XỬ LÝ NƯỚC CẮT CỮ TÔM

XỬ LÝ NƯỚC CẮT CỮ TÔM

Tác giả: Trần Minh Cảnh và các cộng sự.

Người kiểm duyệt: Thạc sĩ Lê Trung Thực

 

Các từ khóa bạn có thể tìm kiếm thêm:
Dấu hiệu tôm bị bệnh gan | NHẬN DIỆN CÁC DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG TRÊN GAN TÔM | Dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn | Cách điều trị gan cho tôm | Cách điều trị gan cho tôm

Đang xem: NHẬN DIỆN CÁC DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG TRÊN GAN TÔM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận

Cao đang phượng 15/10/2021

Bài viết rất chi tiết và xác với thực tế
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.